Thị trường Logistics chuỗi lạnh ASEAN: Bùng nổ sau đại dịch?

Logistics chuỗi lạnh liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm được kiểm soát nhiệt độ dọc theo chuỗi cung ứng bằng cách sử dụng các giải pháp đóng gói lạnh để bảo quản hàng hóa. Với ASEAN, thị trường này được dự báo tăng trưởng mạnh mẽ sau đại dịch.

Tiềm năng lớn

Theo Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), các kho lạnh công cộng và tư nhân ở Thái Lan có tổng công suất 940.000 tấn. Tại Việt Nam, khu vực tư nhân có công suất hơn 500.000 pallet (đơn vị lượng tải). Con số công suất của Indonesia và Myanmar lần lượt là 370.200 tấn và 88.148 tấn. Nhưng, những con số này chỉ thể hiện năng lực của các công ty lớn. Việc phân phối các sản phẩm thực phẩm đang chuyển dịch nhanh chóng từ chợ truyền thống sang siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Sản phẩm đông lạnh dễ mua hơn vì các nhà phân phối lớn cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng xe tải cách nhiệt. Bên cạnh đó, chất lượng của các dịch vụ chuỗi lạnh địa phương rất khác nhau. Một số thực phẩm đã bị hư hỏng do thiếu tủ lạnh, cũng như do xếp dỡ ở nhiệt độ phòng. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đang thách thức nền kinh tế, khiến logistics chuỗi lạnh bị ảnh hưởng bởi những thay đổi lớn trong hoạt động, các quy định và yêu cầu nhân lực.

Cú huých từ ngành thực phẩm Halal

Ngành công nghiệp thực phẩm Halal có xu hướng thúc đẩy sự phát triển của thị trường logistics chuỗi lạnh. Những năm gần đây, các thương hiệu toàn cầu bắt đầu tập trung vào nền kinh tế Hồi giáo để tận dụng sức mua đang gia tăng và chuyển đổi ưu tiên chi tiêu của người tiêu dùng.

Khoảng 260 triệu người Hồi giáo sống trong khu vực ASEAN, phần lớn sống ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Myanmar và Brunei. Số lượng các sự kiện và chiến dịch về phong cách sống Halal được tổ chức trên toàn khu vực trong thập kỷ qua để kích thích sự quan tâm đến du lịch Hồi giáo, thực phẩm, thời trang và mỹ phẩm cũng như các dịch vụ tài chính đã tăng lên.

Giữa các cuộc khủng hoảng kinh tế của đại dịch, Indonesia, quốc gia có người theo đạo Hồi đông nhất thế giới đang tập trung phát triển ngành công nghiệp Halal để đáp ứng nhu cầu trong nước và toàn cầu.

Bất chấp áp lực đối với các nền kinh tế trên toàn thế giới do đại dịch Covid-19 gây ra, ngành công nghiệp Halal vẫn có thể đạt được những kết quả tích cực. Trước đại dịch, ngành này đã tăng trưởng với tốc độ 3,2% vào năm 2019, cao hơn mức tăng trưởng 2,3% của nền kinh tế toàn cầu. Ngành công nghiệp Halal của Malaysia đang phát triển nhanh chóng, vào năm 2020, ngành công nghiệp này đã đóng góp khoảng 8% vào GDP của đất nước.

Theo Tổng công ty Phát triển công nghiệp Halal (HIDC), giá trị thị trường ngành công nghiệp Halal của Malaysia dự kiến sẽ đạt 147,4 tỷ USD vào cuối năm 2025. Năm 2020, nước này xuất khẩu khoảng 38 tỷ RM các sản phẩm Halal. Hay thị trường ẩm thực Halal của Singapore đã phát triển mạnh trong những năm gần đây, với nhiều cửa hàng thực phẩm và đồ uống được mở ra và nhiều chứng nhận Halal được cấp hơn. Năm 2019, thị trường ăn uống Halal ở Singapore dự kiến trị giá 1 tỷ USD, với người Hồi giáo địa phương chi 700 triệu USD.

Ngành công nghiệp Halal sẽ tạo ra một sự thúc đẩy lớn cho thị trường hậu cần chuỗi lạnh. Việc vận chuyển thực phẩm yêu cầu một môi trường được kiểm soát nhiệt độ vì hầu hết các sản phẩm có thời hạn sử dụng trong thời gian ngắn. Một số chính sách nhằm phát triển ngành công nghiệp Halal đã được Chính phủ các nước ban hành, bao gồm cả việc thành lập Đặc khu kinh tế (KEK). Ngoài ra, sự hợp tác giữa Ủy ban Quốc gia về kinh tế và Tài chính Sharia (KNEKS) và các công ty như Unilever Indonesia dự kiến sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp Halal của nước này...

Sự nổi lên của Philippines

Tại Philippines, thói quen mua sản phẩm tươi và đông lạnh từ siêu thị đang có sự thay đổi liên tục so với các chợ ẩm thực truyền thống. Bên cạnh nhu cầu bên trong, nhu cầu bên ngoài cũng đang thúc đẩy sự bùng nổ các cơ sở lưu trữ chuỗi lạnh và dịch vụ hậu cần. Xuất khẩu nông sản của Philippines đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Philippines cũng đã chứng kiến sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng để mua các sản phẩm tươi sống. Ngoài ra, sự phát triển của hàng tạp hóa trực tuyến và thương mại điện tử đã thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở lưu trữ lạnh và hỗ trợ cơ sở hạ tầng. Dự án Chuỗi lạnh Philippines (PCCP) do Mỹ hỗ trợ cũng được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường cơ sở hạ tầng và cơ sở hậu cần chuỗi lạnh của quốc gia Đông Nam này. Dự án nhằm mục đích tăng sản lượng nông nghiệp, đáp ứng các yêu cầu an toàn thực phẩm quốc tế bằng cách phát triển các thị trường liên quan đến dây chuyền lạnh và cải tiến công nghệ. Ngoài ra, các sản phẩm nông nghiệp của nước này cũng được thúc đẩy khi Trung Quốc ký thỏa thuận trị giá 1 tỷ USD cho nhập khẩu. Các khoản đầu tư cho thấy sự cần thiết của một môi trường được kiểm soát nhiệt độ để tích hợp chuỗi cung ứng và tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng. Do đại dịch Covid-19, sự gián đoạn chuỗi cung ứng, việc đóng cửa nhà máy và hạn chế việc di chuyển của công nhân đã cản trở toàn bộ lĩnh vực sản xuất. Philippines cũng phụ thuộc vào du lịch cho ngành công nghiệp thực phẩm, vốn đã bị cản trở bởi đại dịch.

Bối cảnh thị trường logistics chuỗi lạnh của khu vực ASEAN về bản chất là phân tán với sự đan xen của các công ty toàn cầu và địa phương. Một số quốc gia như Singapore, có sự hiện diện mạnh mẽ của các công ty toàn cầu (DHL và Nippon Express). Ngoài ra, các công ty toàn cầu đang đầu tư vào thị trường và mua lại các công ty địa phương để gia tăng dấu ấn của họ trong khu vực. Ví dụ, Tasco, một công ty con của Yusen Logistics đã mua lại hai nhà cung cấp dịch vụ chuỗi lạnh lớn ở Malaysia. Ngoài ra, các công ty hậu cần ở Nhật Bản tăng cường hoạt động của họ trong ASEAN bằng cách thiết lập các cơ sở vận tải đường bộ tại trong các sản xuất và phân phối, từ đó thúc đẩy việc xây dựng chuỗi cung ứng.

MFN
VLA
C5C
NAMSUNG
VINALINES
OOCL
HANJIN SHIPPING
PIL
CMA CGM
1
5
6
7
8
9
10
4
3
2