Ngành logistics tận dụng cơ hội để phát triển trong năm 2022

Mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, nhưng các doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn trụ vững, góp phần duy trì và ổn định chuỗi cung ứng, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng dương. Mặc dù vậy, ngành logistics Việt Nam vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: chi phí cao, liên kết giữa các doanh nghiệp logistics cũng như với doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu yếu, chuyển đổi số trong ngành chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển…

Năm 2022 được dự báo tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức đối với ngành logistics, đòi hỏi các doanh nghiệp logistics Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn nữa, tăng cường liên kết nội khối mới có thể tiếp tục vượt qua được thách thức, vươn lên xứng đáng với vai trò là ngành dịch vụ trọng yếu trong nền kinh tế.

1. Vượt qua thách thức

Theo ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), năm 2021, đại dịch Covid-19 tái bùng phát mạnh tại các nước, đặc biệt là châu Á, đã tạo ra những nút thắt mới đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, làm cho chuỗi cung ứng bị đứt gãy, gián đoạn, kéo theo hoạt động logistics cũng bị gián đoạn. Việc không thống nhất giữa các địa phương, cước vận tải biển tăng phi mã, thiếu hụt vỏ container rỗng… đã tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, đại dịch lại có nguy cơ bùng phát trở lại do biến chủng mới, đe dọa, kìm hãm sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu.

Chuỗi cung ứng hàng hóa xuất - nhập khẩu, lưu thông và vận chuyển hàng hóa trong nước bị ngưng trệ, nhất là thời gian giãn cách xã hội, do không thống nhất quy định chống dịch giữa các địa phương đã gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động logistics. Khoảng 60% số doanh nghiệp logistics bị thu hẹp sản xuất và giảm mạnh doanh thu khi dịch bùng phát. Mặt khác, tình trạng thiếu lao động; sức khỏe, tinh thần và năng suất lao động của người lao động cũng bị tác động nặng nề trong bối cảnh thương mại quốc tế và trong nước khó lường.

Bên cạnh yếu tố thiếu hụt về nguồn cung và lao động vận tải toàn cầu nói chung, chi phí vận tải biển vẫn tiếp tục tăng cao, tăng kỷ lục và chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo VLA, giá cước vận tải biển trung bình container loại 40 feet đã tăng gấp 5 lần so với năm ngoái và tăng gấp 6 lần so với hai năm trước.

Do đó, đổi mới, sáng tạo để biến thách thức thành cơ hội cũng là điểm nổi bật của hoạt động logistics trong thời gian qua. Dịch bệnh đã làm cho vận tải biển gặp nhiều khó khăn, nhưng vận tải hàng không và đường sắt lại được hưởng lợi. Trong đó, vận tải hàng không quốc tế từ năm 2021 tăng trưởng khoảng 20% so năm 2020. Các hãng bay như Vietnam Airlines, VietjetAir, Bamboo Airways đã chủ động chuyển máy bay chở khách sang chở hàng hóa và cho các công ty logistics thuê lại nhằm đáp ứng sự phát triển nhanh của thương mại, nhất là thương mại điện tử xuyên biên giới. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng khai thác các tuyến tàu liên vận, vận chuyển hàng hóa container qua Trung Quốc để đi đến Nga và một số nước Liên minh châu Âu (EU) với tần suất bình quân bảy ngày/chuyến với các mặt hàng chủ yếu là điện tử, dệt may, nội thất... 

Bên cạnh đó, kết quả xuất - nhập khẩu đạt gần 670 tỷ USD trong năm 2021, trong đó xuất khẩu đạt 336,25 tỷ USD (tăng 19%) có sự đóng góp tích cực của ngành logistics Việt Nam với vai trò là nhân tố hỗ trợ trung chuyển hàng hóa. Các doanh nghiệp logistics đã nỗ lực để bảo đảm chuỗi cung ứng hoạt động bình thường ngay trong những thời điểm khó khăn nhất. Các doanh nghiệp logistics còn chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, trình độ quản trị thông qua đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới.

2. Tận dụng cơ hội để phát triển

Dự báo tình hình dịch bệnh trong năm 2022 vẫn diễn biến phức tạp do xuất hiện các biến thể mới. Ngành d cam kết luôn đồng hành với Hiệp hội cam kết luôn đồng hành và đóng vai trò quan trồng hành với Hiệp hội VLA và các doanh nghiệp logistics mang lại lợi thế cạnh tranh. Các công ty logistics với Hiệp hội VLA và cá sẽ tích hợp các hoạt động trên biển, trên bộ, trên không thành một chủ thể đồng bộ. Với lợi thế về công nghệ, nền tảng kết nối (platform) hiện đại, họ sẽ có khả năng chiếm lĩnh thị phần lớn cả quốc tế lẫn nội địa.

Các doanh nghiệp logistics vẫn tiềm ẩn nguy cơ và phương án đối phó phù hợp; đẩy mạnh chuyển đổi số; tăng cường liên kết, hợp tác với nhau; tính toán hợp tác với các công ty lớn để có thể thích ứng linh hoạt, tận dụng được lợi thế và cơ hội phát triển.

Theo ông Đặng Vũ Thành, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Kho vận miền Nam (SOTRANS), trong 3 - 5 năm tới, các doanh nghiệp vẫn còn cơ hội khá tốt để đầu tư phát triển hạ tầng logistics ở Việt Nam. Do ngành dịch vụ logistics đang thiết lập một mặt bằng giá mới rất rõ ràng. Nếu đầu tư càng nhanh, càng có thể tạo dựng được lợi thế cạnh tranh trong tương lai. Các doanh nghiệp có thể lấy kho làm nền tảng để xây dựng mạng lưới nhân lực, công nghệ xoay quanh kho; nắm bắt dòng dịch chuyển của hàng hóa, nhân sự, công nghệ để nắm bắt được những vị trí tốt nhất, ít nhất phải đáp ứng được 2 điều kiện một là phải tiện lợi từ góc độ kết nối vùng miền và các cửa ngõ quốc gia. Bên cạnh đó phải đủ quy mô để có thể tận dụng lợi thế giảm giá thành.

Dự báo về tình hình vận tải biển, bà Võ Phương Lan, Trưởng Ban Vận tải của VLA nhận định, các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu và logistics Việt Nam sẽ phải tiếp tục đối diện với khó khăn trong tháng 1 - 2/2022, do giá cước vận tải biển đang tăng trở lại sau khi có chiều hướng giảm trong tháng 10 và tháng 11/2021. Do đó, cần phát triển kết cấu hạ tầng logistics đồng bộ; phát triển các doanh nghiệp vận tải biển, vận tải hàng không mang thương hiệu Việt Nam; phát triển các doanh nghiệp logistics mũi nhọn trên lĩnh vực logistics tích hợp 3PL - 4PL, logistics phục vụ thương mại điện tử, các trung tâm logistics tại thị trường nước ngoài… Ngoài ra, để tăng cường sức mạnh cho Hiệp hội và ngành logistics Việt Nam, VLA sẽ tập trung phát triển hội viên tiềm năng; tăng cường các hoạt động kết nối, quảng bá cho hội viên; tăng cường hợp tác quốc tế; triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ của Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và Dự án xây dựng bộ Chỉ số logistics cấp tỉnh (LCI).

Bộ Công Thương cho rằng, để ngành logistics vượt qua thách thức và tận dụng được cơ hội phát triển, cần tiếp tục huy động mọi nguồn lực đổi mới kết cấu hạ tầng logistics, từng bước hiện đại hóa hạ tầng giao thông, trung tâm logistics phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế quốc gia và vùng. Cơ chế thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng logistics hiện nay còn thiếu sức hấp dẫn, không có ưu đãi, thậm chí không mang tính khuyến khích bằng đầu tư khu công nghiệp. Do đó, cần đổi mới cơ chế này, đồng thời tạo ra nhiều phương thức đầu tư, giải quyết những vướng mắc về sở hữu, chuyển nhượng để đẩy mạnh thu hút đầu tư. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách về logistics và các lĩnh vực có tác động đến sự phát triển của ngành; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính và kiểm tra chuyên ngành; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thông qua các hoạt động kết nối giao thương (kể cả trực tuyến), đăng cai và tham dự các hội nghị, triển lãm quan trọng của ngành logistics quốc tế.

Nguồn: https://mof.gov.vn/

Bài viết liên quan:

Doanh nghiệp cảng biển kỳ vọng sẽ thăng hoa

Liên kết để tiếp sức phát triển ngành Logistics trong năm 2022

MFN
VLA
C5C
NAMSUNG
VINALINES
OOCL
HANJIN SHIPPING
PIL
CMA CGM
1
5
6
7
8
9
10
4
3
2