Phụ phí mất cân đối vỏ container

- Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu chợ thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển (re-position) một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.
- Những nơi thừa vỏ thường là các quốc gia thâm hụt thương mại lớn, chẳng hạn như Mỹ, EU, hay Việt Nam). Lượng container hàng nhập vào lớn hơn lượng xuất khẩu dẫn tới một lượng lớn vỏ container  tồn lại. Theo thống kê, hiện có tới vài trăm nghìn vỏ container nằm tại các cảng của Mỹ do thiếu nhu cầu sử dụng để đóng hàng xuất khẩu.
- Trong khi đó, ngược lại ở một số quốc gia khác (chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ) lượng container  hàng xuất khẩu lại lớn hơn nhiều so với lượng container hàng nhập vào. Và như vậy tình trạng thiếu vỏ đóng hàng xảy ra, nếu không có biện pháp bù đắp.
- Việc thừa hay thiếu vỏ container ở mức độ nào đó là điều xảy ra thường ngày. Có lẽ khó có hãng tàu nào đảm bảo đủ vỏ tuyệt đối tại các cảng, các quốc gia. Và thường thì hãng tàu phải bỏ chi phí để điều vỏ rỗng để đảm báo đủ thiết bị cung cấp cho khách hàng. Hãng tàu có riêng một bộ phận chuyên trách (gọi là Bộ phận quản lý thiết bị - Equipment Control) trong việc theo dõi, tính toán việc chuyển rỗng sao cho hợp lý nhất để giảm chi phí.
- Tuy nhiên, khi sự mất cân đối trở nên nghiêm trọng, và chi phí chuyển rỗng lớn, hãng tàu tìm cách bù đắp chi phí này từ khác hàng . Đó là lý do ra đời của phụ phí mất cân đối vỏ container , hay phụ phí điều vỏ rỗng ( Container imbalance charge )
- Phụ phí này thường thu một mức nhất định cho một container, và có thể chỉ áp dụng vào từng giai đoạn, cho hàng đi từng tuyến. Nói cách khác, về lý thuyết, hãng tàu chỉ thu phụ phí này khi có sự phát sinh chi phí lớn trong việc chuyển vỏ container từ nơi này đến nơi khác.
- Ở Việt Nam, phụ phí này cũng được áp dụng vào mùa cao điểm cuối năm, khi hàng xuất khẩu từ Việt Nam tăng mạnh, và các hãng tàu thiếu vỏ cấp cho khách hàng.

Quy trình làm hàng nhập

Bước 1:
- Nhận pre-alert từ đại lý nước ngoài bao gồm: MB/L, HB/L bằng mail or bằng fax
Bước 2:
- Lập hồ sơ, kiểm tra ngày tàu về, gửi manifest (bằng FAX) cho hãng tàu đối với hàng FCL và co-loader đối với hàng LCL (nhớ yêu cầu bên nhận confirm lại về việc đã nhận chứng từ này, ghi lại tên người nhận để tránh việc đổ trách nhiệm khi có việc sai sót xảy ra). Không để trường hợp chậm manifest xảy ra sẽ gây nhiều rắc rối và mất nhiều chi phí.
* Note: Manifest là bảng liệt kê chi tiết hàng hoá (vui lòng tham khảo tài liệu đính kèm FORM 1)
Bước 3:
- Gửi thông báo hàng đến (bằng fax và gọi điện xác nhận lại việc nhận thông báo đó) cho khách hàng trước ngày tàu vào 1 ngày, chậm nhất là ngay ngày tàu vào
Bước 4:
- Nhận lệnh ở hãng tàu. Khi nhận lệnh phải mang theo giấy giới thiệu, trong trường hợp có giao hàng bằng vận đơn gốc thì phải trình vận đơn gốc cho hãng tàu. (Vận đơn gốc nhận được từ đại lý nước ngoài gửi bằng đường chuyển phát nhanh).
- Đóng phí D/O, vệ sinh cont cho hãng tàu đối với hàng FCL. Thường phí D/o là 100.000 vnd/ bil và vệ sinh cont là 20.000vnd/ cont 20’ và 40.000vnd/ cont 40’. Nếu hàng hoá là máy móc thi phi vệ sinh cont thường từ 200.000-300.000vnd.
- Trong trường hợp là hàng LCL thì phải trả phí CFS (container freight station: phí xếp hàng lẻ vào kho) cho co-loader, phí này thường từ 10-12 usd/ cbm
Bước 5:
- Chuẩn bị D/O giao cho khách gồm lệnh của hãng tàu/ lệnh co-loader và 4 lệnh của AA (tham khảo tài liệu FORM 2)
- Yêu cầu khách xuất trình Bill gốc và giấy giới thiệu khi nhận hàng nếu giao hàng bằng điện or Bill surrender thì không cần Bill gốc (Chú ý những trường hợp giao hàng theo lệnh của ngân hàng cnee phải có vận đơn ký hậu);
- Yêu cầu khách hàng ký nhận lên lệnh giao hàng của AA và lưu lại tờ lệnnh đó để làm P.O.D (tham khảo tài liệu FORM 3)
- Gửi P.O.D (proof of delivery: bằng chứng giao hàng) cho đại lý nước ngoài đối với hàng chỉ định để đại lí biết là lô hàng đó đã được giao.
- Thu phí D/O: 15.5usd/ bill(cho hàng CLC) và 18.5usd/ bill (cho hàng FCL), CFS và vệ sinh cont nếu có.
* Note: Thời hạn được miễn lưu cont là 5 ngày tính luôn ngày tàu đến sau 5 ngày khách hàng phải trả tiền lưu cont. Phí này không nhất định tuỳ thuộc vào từng hãng tàu. Thời hạn được miễn lưu kho là 7 ngày tính từ ngày hàng được rút vào kho và phí này cũng không nhất định tuỳ thuộc vào từng kho ở mổi cảng.
- Hoàn thiện check list (bảng liệt kê chi phí của từng lô hàng) (tham khảo tài liệu FORM 4)- Sau khi hồ sơ hòan tất chuyển cho bộ phận kết tóan nhập chi phí. 

Hướng dẫn xác định, kiểm tra xuất xứ hàng hóa
 Hướng dẫn xác định, kiểm tra xuất xứ hàng hóa
QUI CHẾ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ CỦA PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Ban hành kèm theo quyết định số 2855/PTM-PC ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)
I. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh
Qui chế này qui định trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ áp dụng cho Người xuất khẩu có đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ (sau đây gọi là Người xuất khẩu) và các Tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ.
Điều 2: Giải thích từ ngữ
Trong Qui chế này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
2.1. Giấy chứng nhận xuất xứ (sau đây được gọi tắt là C/O), bao gồm:
- C/O mẫu A (Form A), cấp cho các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng chế độ ưu đãi phổ cập (GSP);
- C/O dệt may, cấp cho các sản phẩm dệt, may xuất khẩu của Việt Nam theo các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- C/O hàng dệt thủ công, cấp cho các sản phẩm dệt thủ công của Việt Nam, xuất khẩu sang EU theo Nghị định thư D bổ sung cho Hiệp định hàng dệt may giữa Việt Nam và EU;
- C/O hàng cà phê, cấp cho sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam theo qui định của Tổ chức cà phê thế giới;
- Các loại C/O do nước nhập khẩu sản phẩm của Việt Nam qui định, hoặc được qui định trong các Hiệp định quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên;
- C/O mẫu B (Form B), do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam qui định, cấp cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong các trường hợp Người xuất khẩu không đề nghị cấp một trong các loại Mẫu C/O trên (trừ mẫu C/O cà phê).
2.2. Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O (sau đây gọi là Bộ hồ sơ) là Bộ hồ sơ được qui định tại khoản 5.1 Điều 5 của Qui chế này.
Điều 3: Trách nhiệm của Người xuất khẩu
- Người xuất khẩu phải có nghĩa vụ chứng minh sản phẩm xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ, phải tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ chức cấp C/O xác minh xuất xứ của sản phẩm.
- Người xuất khẩu phải lập và nộp Bộ hồ sơ đầy đủ cho Tổ chức cấp C/O.
- Người xuất khẩu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về tính chính xác, trung thực của nội dung Bộ hồ sơ cũng như xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu, kể cả trường hợp Người xuất khẩu ủy quyền cho người khác tiến hành thủ tục đề nghị cấp C/O.
Điều 4: Trách nhiệm của Tổ chức cấp C/O
4.1. Các tổ chức cấp C/O gồm:
- Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại thành phố Hải Phòng;
- Văn phòng đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thanh Hóa;
- Văn phòng đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Nghệ An;
- Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng;
- Văn phòng đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Khánh Hòa;
- Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Vũng Tàu;
- Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại thành phố Cần Thơ.
Tổ chức cấp C/O có thể mở thêm các điểm cấp C/O tại các địa phương trong địa bàn mình phụ trách sau khi được phép của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí cho Người xuất khẩu đồng thời vẫn phải đảm bảo việc cấp C/O phù hợp với các qui định của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
4.2. Các Tổ chức cấp C/O có trách nhiệm:
- Hướng dẫn Người xuất khẩu khai Đơn đề nghị cấp C/O, Mẫu C/O, nếu Người xuất khẩu đề nghị;
- Tiếp nhận, kiểm tra Bộ hồ sơ;
- Xác minh thực tế xuất xứ của sản phẩm khi cần thiết;
- Cấp C/O khi sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ, Bộ hồ sơ đáp ứng các qui định của Qui chế này;
- Lưu trữ hồ sơ C/O;
- Trả lời các khiếu nại về C/O.
 
II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP C/O
Điều 5: Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O
5.1. Một Bộ hồ sơ bao gồm:
- C/O đã được khai, bao gồm một bản chính và tối thiểu hai bản sao C/O để Tổ chức cấp C/O và Người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản. Người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại Mẫu C/O qui định tại khoản 2.1 Điều 2 của Qui chế này. Riêng đối với cà phê xuất khẩu, ngoài Mẫu C/O cà phê, Người xuất khẩu có thể đề nghị cấp thêm Mẫu A hoặc Mẫu B;
- Đơn đề nghị cấp C/O đã được khai, ký tên và đóng dấu;
- Hóa đơn thương mại (bản chính);
- Tờ khai Hải quan xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan (bản sao có chữ ký của người có thẩm quyền và dấu “Sao y bản chính”), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo qui định của pháp luật. Trong trường hợp có lý do chính đáng Người xuất khẩu có thể nộp sau chứng từ này;
- Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người xuất khẩu cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu, ví dụ: tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên, phụ liệu; giấy phép xuất khẩu; hợp đồng mua bán; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước; mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; vận đơn đường biển; vận đơn đường không, và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu.
5.2. Trong trường hợp cần thiết, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thể sửa đổi, bổ sung danh mục các chứng từ trong Bộ hồ sơ theo nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và bảo đảm qui định xuất xứ.
Điều 6: Tiếp nhận Bộ hồ sơ
- Người xuất khẩu phải nộp Bộ hồ sơ cho Tổ chức cấp C/O theo đúng địa bàn cấp C/O được qui định tại Phụ lục I của Qui chế này.
- Trong trường hợp cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán hoặc giao hàng, Người xuất khẩu có thể đề nghị bằng văn bản cho Tổ chức cấp C/O, nơi thực hiện việc thanh toán hoặc giao hàng, cấp C/O.
- Khi Người xuất khẩu nộp Bộ hồ sơ cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận Bộ hồ sơ. Trong trường hợp cần có thêm thời gian để xác minh, cán bộ tiếp nhận phải thông báo nêu rõ thời hạn theo qui định tại Điều 7 của Qui chế này, lập giấy biên nhận Bộ hồ sơ và giao cho Người xuất khẩu một bản, nếu ngưới xuất khẩu có yêu cầu.
Điều 7: Kiểm tra Bộ hồ sơ, xác minh tại cơ sở
7.1. Kiểm tra Bộ hồ sơ
Thời hạn kiểm tra Bộ hồ sơ và cấp C/O không quá một ngày làm việc kể từ thời điểm Người xuất khẩu nộp Bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Trong trường hợp phức tạp cần thêm thời gian để kiểm tra Bộ hồ sơ thì thời hạn này được kéo dài nhưng không quá ba ngày làm việc, kể từ thời điểm Người xuất khẩu nộp Bộ hồ sơ.
7.2. Xác minh tại cơ sở
Trước hoặc vào thời điểm nộp Bộ hồ sơ, Người xuất khẩu có thể đề nghị Tổ chức cấp C/O tiến hành xác minh tại cơ sở. Tổ chức cấp C/O phải xác minh tại cơ sở nếu thấy cần thiết.
Tổ chức cấp C/O có thể tự mình xác minh tại cơ sở trong các trường hợp:
- Kiểm tra trên Bộ hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp C/O;
- Phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O đã cấp trước đó.
+ Trong cả hai trường hợp nói trên, thời hạn xác minh không quá bảy ngày kể từ ngày tiếp nhận Bộ hồ sơ hoặc nhận được đề nghị của Người xuất khẩu.
+ Trong trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể được kéo dài không quá ba ngày. Trong mọi trường hợp, thời hạn xác minh không được làm ảnh hưởng đến việc giao hàng hoặc thanh toán của Người xuất khẩu, trừ khi ảnh hưởng này là do lỗi của Người xuất khẩu.
+ Kết quả xác minh tại cơ sở phải được ghi biên bản. Biên bản phải được cán bộ xác minh và Người xuất khẩu ký. Trường hợp Người xuất khẩu không ký vào biên bản, cán bộ xác minh sẽ ký xác nhận sau khi nêu rõ lý do.
Điều 8: Từ chối cấp C/O và thu hồi C/O đã cấp
8.1. Tổ chức cấp C/O có quyền từ chối cấp C/O khi:
- Bộ hồ sơ không phù hợp với qui định tại khoản 5.1 Điều 5 của Qui chế này;
- Bộ hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung;
- Người xuất khẩu sử dụng Mẫu C/O cho sản phẩm xuất khẩu không đúng theo qui định tại Điều 2 của Qui chế này;
- Mẫu C/O khai bằng viết tay, có nhiều điểm tẩy xóa, mờ không đọc được hoặc được in bằng nhiều mầu mực;
- Người xuất khẩu không chứng minh được sản phẩm xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ;
- Người xuất khẩu chưa nộp chứng từ nợ theo qui định tại khoản 5.1 Điều 5 của Qui chế này;
- Người xuất khẩu nộp Bộ hồ sơ không đúng địa bàn qui định tại khoản 4.1 Điều 4 và Phụ lục của Qui chế này;
- Có căn cứ hợp pháp chứng minh sản phẩm không có xuất xứ Việt Nam hoặc Người xuất khẩu có hành vi gian dối, thiếu trung thực trong việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Khi từ chối cấp C/O, Tổ chức cấp C/O phải thông báo rõ lý do cho Người xuất khẩu.
8.2. Tổ chức cấp C/O có quyền thu hồi C/O đã cấp trong các trường hợp sau đây:
- Người xuất khẩu giả mạo bất kỳ chứng từ nào trong Bộ hồ sơ đã nộp. Ngoài ra, Tổ chức cấp C/O phải đưa tên Người xuất khẩu giả mạo chứng từ, lời khai vào Danh sách các Người xuất khẩu cần áp dụng các biện pháp kiểm tra chặt chẽ hơn khi cấp C/O, đồng thời thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi giả mạo chứng từ;
- C/O được cấp không phù hợp với các tiêu chuẩn xuất xứ.
Điều 9: Cấp sau và cấp lại C/O
- Trường hợp C/O được cấp sau ngày giao hàng, Tổ chức cấp C/O đóng dấu “ISSUED RETROSPECTIVELY” lên C/O.
- Trường hợp C/O bị mất, thất lạc, rách nát hoặc cần thay đổi nội dung khai trên C/O, Người xuất khẩu muốn đề nghị cấp lại C/O phải có đơn đề nghị gửi Tổ chức cấp C/O, nêu rõ lý do đề nghị cấp lại, nộp Bộ hồ sơ, bản chính và các bản sao C/O đã cấp (nếu có). Sau khi nhận được đề nghị cấp cấp lại C/O của Người xuất khẩu, Tổ chức cấp C/O tiến hành cấp lại (lấy số và ngày của C/O đã cấp, đóng dấu “DUPLICATE” đối với trường hợp C/O bị thất lạc).
Điều 10: Lệ phí cấp C/O
- Người xuất khẩu nộp lệ phí cấp C/O cho Tổ chức cấp C/O. Lệ phí cấp C/O do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam qui định.
Điều 11: Thẩm tra C/O
- Người xuất khẩu có nghĩa vụ hợp tác chặt chẽ với Tổ chức cấp C/O trong quá trình thẩm tra C/O đã cấp. Nếu Người xuất khẩu không hợp tác gây khó khăn cho việc thẩm tra C/O, Tổ chức cấp C/O có thể từ chối cấp C/O cho Người xuất khẩu đó.
Điều 12: Khiếu nại
- Trong trường hợp bị từ chối cấp C/O, Người xuất khẩu có quyền khiếu nại lên Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thư khiếu nại, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sẽ trả lời khiếu nại. Quyết định của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là quyết định cuối cùng.
Điều 13: Xử lý vi phạm
+ Mọi hành vi vi phạm trong việc đề nghị cấp C/O, và sử dụng C/O đã cấp, tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả, sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật./.
Hướng dẫn lập hồ sơ c/o

I.  Một bộ hồ sơ C/O gồm các chứng từ sau: 
1. Ðơn đề nghị cấp C/O (1 bản, theo mẫu)
2. Mẫu C/O đã kê khai hoàn chỉnh có tối thiểu 4 bản (1 bản chính và 1 bản copy doanh nghiệp chuyển khách hàng, 1 bản copy C/O lưu tại công ty, 1 bản copy lưu tại VCCI.
3. Các chứng từ xuất khẩu (chứng minh hàng xuất khẩu từ Việt Nam)
a. Commercial Invoice.
b. Tờ khai hải quan hàng xuất (bản sao y) kèm bản gốc để đối chiếu
c. Vận tải đơn (bản sao y) kèm bản gốc để đối chiếu
d. Các chứng từ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ Việt Nam, từng trường hợp cụ thể:
+ Hóa đơn thu mua nguyên liệu trong nước hoặc cam kết về nguồn gốc nguyên liệu để sản xuất lô hàng xuất khẩu.
+ Cam kết của người sản xuất trường hợp người xuất khẩu không trực tiếp sản xuất. 
+ TKHQ hàng nhập khẩu trường hợp lô hàng có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, hàng tạm nhập tái xuất, hàng gia công…
+ Bảng định mức nguyên phụ liệu với hải quan 
+ Quy trình sản xuất tóm tắt để chứng minh các công đoạn sản xuất tại Việt Nam
+ Trường hợp cần thể hiện các thông tin chi tiết như ngày sản xuất, hạn sử dụng, tên nhà sản xuất, chất phóng xạ thì các thông tin này phải có xác nhận của cơ quan chuyên ngành.
Lưu ý: cần phải khai báo chính xác trên tất cả các chứng từ, khai báo trên mẫu C/O phải đánh máy vi tính, tất cả các chứng từ đơn xin C/O, mẫu C/O, Commercial inv phải được ký trực tiếp và đóng dấu của công ty.
- Lưu trữ: Hồ sơ C/O doanh nghiệp phải lưu đầy đủ (ít nhất như bộ đã nộp tại VCCI) trong thời gian tối thiểu 5 năm, và phải lưu bản C/O copy mộc đỏ do VCCI cấp. 

II.Đối với doanh nghiệp lần đầu liên hệ cấp C/O cần:
- Lập hồ sơ thương nhân (theo mẫu);
- Đăng ký mẫu dấu và chữ ký của người có thẩm quyền ký trên C/O;
- Nộp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (công chứng)
- Giấy chứng nhận mã số thuế (công chứng).

Switch Bill là gì?

Việc switch B/L này thường được sử dụng trong các trường hợp mua bán tay ba “Cross trade” hay còn gọi là “Triangle” nhằm mục đích thuận lợi cho việc thanh toán tiền hàng, che giấu xuất xứ hàng hoá, che giấu người bán hàng (thường là nhà sản xuất), đôi khi nó còn được dùng vào việc tránh thuế, hoặc tìm cách giảm thuế với hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá nhập khẩu cũng như các qui định khác của các quốc gia mà hàng được luân chuyển. 
a. Tránh lộ thông tin về người bán hàng :
Hàng sẽ được vận chuyển trực tiếp bằng container đường biển từ quốc gia mà nhà sản xuất đến địa điểm giao hàng tại Châu Âu nhưng để tránh cho Người mua hàng cuối cùng tại Châu Âu biết về nguồn gốc hàng hoá và đề phòng việc người mua hàng cuối cùng sẽ liên lạc với nhà sản xuất để mua hàng trực tiếp thì Nhà buôn trung gian yêu cầu hãng tàu đổi bộ vận đơn khác cho mình và trong đó có thay đổi một số thông tin như cảng xếp hàng, tên shipper,....
b. Thuận tiện cho việc thanh toán :
Nhà buôn trung gian thanh toán cho Người bán hàng và Người mua cuối cùng thanh toán cho Nhà buôn trung gian vì vậy phải có ít nhất 2 bộ vận đơn mới thanh toán được (đặc biệt là việc thanh toán sử dụng Back-to-Back Letter of Credit nhưng trong thực tiễn thì hãng tàu chỉ có thể chấp nhận phát hành cho 1 lô hàng 1 bộ vận đơn duy nhất mà thôi). Vì vậy, phải dùng biện pháp Switch Bill có nghĩa là sau khi Nhà buôn trung gian đã thanh toán tiền hàng cho Người bán hàng thì Nhà buôn này sẽ có được bộ vận đơn trong tay và giao nộp bộ vận đơn này cho hãng tàu rồi yêu cầu hãng tàu đổi sang (switch) bộ vận đơn khác với tên Shipper và tên Consignee khác để dùng nó thanh toán với Người mua hàng ở Châu Âu.
c. Giảm thuế và các qui định khác :
Trong nhiều trường hợp do các chính sách về thuế và các qui định khác của các quốc gia, Người mua hàng và Người bán hàng phải tìm cách "lách luật" bằng biện pháp Switch Bill. Ví dụ như hàng của quốc gia A khi bán vào quốc gia C sẽ bị đánh thuế với thuế xuất cao nhưng hàng của quốc gia B bán cho quốc gia C thì lại được ưu đãi về thuế quan nên nhiều khi Người bán và Người mua hàng thường sử dụng cách này để giảm thuế. Đây là cách Switch Bill không chính thức nhưng có thể lại là phương pháp mà nhiều người muốn sử dụng nhất.
Trên đây chỉ là ví dụ minh họa về thế nào thì được gọi là switch B/L và người ta dùng switch B/L để làm gì. Ngoài các ví dụ ở trên thì có thể sẽ còn nhiều phương thức khác tuỳ theo yêu cầu của mỗi người nhưng một điểm rất chú ý  là việc sử dụng switch B/L có thể là hành vi vi phạm pháp luật và nhất thiết phải được đồng ý của hãng tàu (Shippping line) nếu sử dụng Master Bill và của đại lý giao nhận (Freight Forwader) vì họ có thể không chấp nhận Switch Bill để tránh rủi ro cho mình.
Việc sử dụng hình thức thay đổi nội dung vận đơn (Switch Bill) để che dấu nguồn gốc xuất xứ hàng hoá nhằm mục đích lách luật (hưởng ưu đãi thuế, lách các rào cản thương mại v.v) trên góc độ lý thuyết là có thể xảy ra nhưng thực tế rất khó khả thi.

MFN
VLA
C5C
NAMSUNG
VINALINES
OOCL
HANJIN SHIPPING
PIL
CMA CGM
1
5
6
7
8
9
10
4
3
2