Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển ngành logistics làm hướng đột phá

Với mục tiêu phát triển công nghiệp làm tiên phong với nhiều lợi thế về hạ tầng giao thông, tỉnh Quảng Nam xác định mũi đột phá là đẩy mạnh phát triển ngành logistics.

Theo đó, ngành logistics được xem là ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Quảng Nam là địa phương có vị trí thuận lợi về địa kinh tế và địa chiến lược, hệ thống hạ tầng giao thông hoàn thiện kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây với tuyến đường cao tốc, cảng biển nước sâu, sân bay... Ngoài ra, với Trung tâm công nghiệp Khu kinh tế mở Chu Lai và các ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ phát triển, tỉnh Quảng Nam đang dần trở thành trung tâm vận tải hàng hải lớn, đầu mối logistics quan trọng trong khu vực.

Theo số liệu từ UBND tỉnh Quảng Nam, hiện nay, cảng Kỳ Hà tiếp nhận tàu 15.000 DWT, cảng Chu Lai tiếp nhận tàu 30.000 DWT (giảm tải); hệ thống kho bãi tại cảng Chu Lai cũng được nâng cấp, mở rộng với diện tích hơn 154 nghìn m2; lượng hàng hoá qua cảng Kỳ Hà và cảng Chu Lai trên 5 triệu tấn/năm.

Cùng với đó, sân bay Chu Lai với diện tích 2.300ha, có 2 đường băng cho hạ cất cánh với tổng chiều dài 4.877m, 5 đường lăn chính và 3 sân đổ máy bay. Lượng khách qua sân bay Chu Lai ngày càng tăng, năm 2015 chỉ có 155 nghìn lượt, đến năm 2020 ước đạt 1 triệu lượt khách.

Ngoài ra, tỉnh Quảng Nam cũng đã hoàn thiện hạ tầng giao thông đồng bộ, xây dựng cầu Cửa Đại và các tuyến đường dẫn, đường ven biển đoạn huyện Thăng Bình và Tam Kỳ, thông tuyến từ Đà Nẵng, Hội An vào Tam Kỳ, đường trục chính vào Khu công nghiệp (KCN) Tam Thăng, đường trục chính vào KCN đô thị dịch vụ Việt - Hàn, đường trục chính KCN Tam Quang, đường trục từ cảng Chu Lai lên đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường nối KCN THACO Chu Lai đến KCN Tam Anh.

Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - cho hay, trong vùng đã hình thành cơ bản chuỗi dịch vụ logistics trọn gói bao gồm: giao thông, cảng biển, sân bay... gắn với phát triển du lịch. Cơ sở hạ tầng trên địa bàn đã phát triển hài hòa giữa các phương thức vận tải đường bộ, đường thủy và đường hàng không; kết hợp giữa phát triển kết cấu hạ tầng, phương tiện vận tải và tổ chức khai thác các loại hình vận tải một cách có hiệu quả.

“Hiện nay Khu kinh tế mở Chu Lai đã có hệ thống dịch vụ logistics trọn gói từ khách hàng - xử lý đơn hàng - đóng gói - xếp dỡ container - cảng biển - dịch vụ hỗ trợ - kho bãi - vận chuyển”, ông Thanh cho biết thêm.

Ông Lê Vũ Thương, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai (Ban quản lý) nhận định, qua 18 năm xây dựng và phát triển (2003-2021), khu kinh tế đã tập trung đầu tư nâng cao chất lượng hạ tầng đường bộ, đường biển, hàng không.

“Trong giai đoạn tới, Ban quản lý sẽ hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống cảng Chu Lai thành cảng loại I để cập nhật vào Quy hoạch hệ thống cảng quốc gia làm cơ sở pháp lý kêu gọi các dự án động lực đầu tư vào các khu chức năng. Tập trung đa dạng hóa nguồn lực để đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông trục chính, nạo vét tuyến luồng mới Cửa Lở cho tàu 5 vạn tấn và hạ tầng cảng để phát triển mạnh dịch vụ giao nhận vận hình thành Trung tâm logistics hàng hải, khu cảng thương mại, cảng du lịch”, ông Thương cho hay.

 

 

Ông Thương cho biết thêm, Ban quản lý đang đề xuất lựa chọn nhà đầu tư có năng lực tài chính, có tầm nhìn chiến lược để quy hoạch và đầu tư sân bay Chu Lai thành sân bay quốc tế. Cùng với đó, xây dựng chính sách, thể chế cho các khu phi thuế quan và dịch vụ logistics.

Trong nhiệm vụ phát triển ngành logistics làm đột phá, kinh tế biển đóng vai trò mật thiết và quan trọng. Theo ông Phan Việt Cường - Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam, phát triển kinh tế biển đang là mối quan tâm của cả nước nói chung và các tỉnh, thành phố khu vực duyên hải miền Trung nói riêng. Thể chế nào cản trở, cần phát hiện, kiến nghị sửa chữa nhanh, tạo sự thông thoáng để huy động các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, phát triển mạnh dịch vụ logistics, nhất là hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, sân bay, bến cảng, nếu chậm trễ sẽ tụt hậu và miền Trung sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn, khó có thể vươn lên cùng hai đầu đất nước.

Trong chiến lược phát triển kinh tế biển và đẩy mạnh phát triển ngành logistics, cảng Chu Lai được đánh giá là góp phần tạo ra cơ hội giao thương hàng hóa cho khu vực và thế giới đồng thời góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Theo Quản lý đầu tư - Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, cảng Chu Lai là cảng tổng hợp phục vụ đa dạng các nguồn hàng, có công suất 4 triệu tấn/năm, cảng hiện có thể tiếp nhận tàu 3 vạn tấn với chiều dài 172m và sắp mở rộng bến cảng nước sâu đón tàu 5 vạn tấn theo phê duyệt của tỉnh về phát triển cảng Chu Lai.

“Cảng Chu Lai hiện nay được xem là cửa ngõ giao thương hàng hóa xuất nhập khẩu trong nước và quốc tế phục vụ cho các doanh nghiệp tại Quảng Nam và miền Trung. Ngoài ra, cảng còn là cửa ngõ kết nối ra Biển Đông của vùng Tây Nguyên, nam Lào, bắc Campuchia, Thái Lan. Chính vì vậy, cảng biển Chu Lai sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho tỉnh Quảng Nam, cũng như thúc đẩy phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực hành lang kinh tế Đông - Tây”, đại diện Quản lý đầu tư - Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai thông tin.

Cùng với việc đầu tư cảng nước sâu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh đang chuẩn bị hình thành hành lang kinh tế Đông - Tây, nối cửa khẩu từ Thái Lan qua Lào, rồi về đến cảng biển Chu Lai, mở ra cơ hội lớn cho sự thông thương. Các địa phương bên Thái Lan, Lào cũng đang liên hệ với tỉnh Quảng Nam để sớm thông thương toàn tuyến giao thông này để vận chuyển hàng hóa.

MFN
VLA
C5C
NAMSUNG
VINALINES
OOCL
HANJIN SHIPPING
PIL
CMA CGM
1
5
6
7
8
9
10
4
3
2