Phát triển ngành logistics cần quy hoạch rõ ràng hơn

Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp logistics hiện nay là thói quen sử dụng dịch vụ của khách hàng. Vì phần lớn các công ty VN vẫn quen với việc bán FOB (giao hàng lên con tàu do người mua chỉ định) và nhập CIF (nhận hàng ở cảng của các nước nhập khẩu).

Điều này làm giảm cầu trên thị trường và đẩy thị trường sang bên đối thủ ngoại. Ngoài ra, thủ tục cho doanh nghiệp logistics đầu tư ra nước ngoài còn phức tạp, mất nhiều tháng mới được cấp phép.

Để tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp logistics VN, tôi cho rằng Chính phủ cần tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp logistics yên tâm làm và làm một cách hợp pháp, nếu không doanh nghiệp logistics rất khó phát triển. Nhà nước cần có Quỹ hỗ trợ phát triển cho những doanh nghiệp logistics có kế hoạch kinh doanh bài bản nhằm hỗ trợ mở rộng thị phần nhanh hơn.

Bên cạnh đó, cần có quy hoạch phát triển ngành logistics một cách rõ ràng, tạo sân chơi bình đẳng. Như ở cảng Busan Hàn Quốc, để quyết định phát triển logistics, cảng Busan chọn các đối tác có khả năng về tài chính, khả năng thu hút nguồn hàng, có khả năng vận hành… mới được ưu tiên đầu tư vào khu vực này. Bản thân các doanh nghiệp logistics trong khu không có hàng rào, họ chia từng ô, làm con đường liên kết thuận lợi để các doanh nghiệp vào-ra lấy hàng không bị ùn tắc. Còn VN chia thành từng khu, mỗi doanh nghiệp xây tường rào nên không tạo thành chuỗi liên kết với nhau. Chính điều này đẩy chi phí vận tải ở VN cao lên. Bởi tính liên kết của doanh nghiệp trong nước yếu, kể cả các nhà sản xuất họ không có hướng kết nối với nhau tạo nên thị trường đủ lớn để kết hợp hàng hoá hai chiều. Phải đến hơn 90% xe vận tải VN không kết hợp được hai chiều – đây là sự lãng phí vô hình rất lớn. Các doanh nghiệp VN không tối ưu hoá được khâu phân phối, lưu kho. Do đó, tôi cho rằng, cần có sự liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với nhau và liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất với doanh nghiệp logistics.

Theo enternews.vn

MFN
VLA
C5C
NAMSUNG
VINALINES
OOCL
HANJIN SHIPPING
PIL
CMA CGM
1
5
6
7
8
9
10
4
3
2