Thực tế chỉ ra rằng các giải pháp hậu cần (logistics) mới là vấn đề cốt lõi của dịch vụ ecommerce. Tại Việt Nam chưa thực sự có sự chuẩn bị kỹ càng về hạ tầng logistics cần thiết như: hệ thống kho bãi, hành lang pháp lý liên quan đến hải quan, thanh toán, các hạ tầng về công nghệ thông tin.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực logistics giữa Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Công ty cổ phần Logistics hàng không ALS, Công ty Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Quốc tế - Interserrco
Phải chăng thị trường ecommerce còn nhỏ bé dẫn đễn sự e ngại đầu tư từ các công ty logistics? Theo báo cáo của Nielsen, khoảng 50% dân số Việt Nam dùng internet, trong đó có khoảng 28% tham gia mua sắm trực tuyến, với mức chi tiêu 160 USD/người/tháng, chiếm 2,8% tổng mức bán lẻ. Dự báo năm 2017, mức tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đạt khoảng 22%. (nguồn: Nielsen Global Survey).
Không khoanh tay đứng nhìn, các ông lớn Việt Nam bắt đầu vào cuộc là tâm điểm của thị trường logistics hiện nay. Ngày 21/11/2017 vừa qua, lễ ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực logistics giữa Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, Công ty Cổ phần Logistics hàng không ALS, Công ty Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Quốc tế - Interserrco đã long trọng diễn ra dưới sự có mặt của các lãnh đạo 3 Tổng công ty. Với lợi thế về hệ thống kho bãi, công nghệ, hành lang pháp lý vận chuyển phát nhanh theo công ước quốc tế, sự hợp tác 3 bên này, hứa hẹn cho ra đời một sản phẩm đặc thù, nổi trội, thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.
Tại buổi lễ ký kết, ban Tổng giám đốc các Tổng công ty này cũng hé lộ dự định phát triển Hà Nội, TP.HCM trở thành nơi trung chuyển hàng thương mại điện tử xuyên biên giới, kết hợp hàng không và đường bộ qua Sân bay Quốc tế Nội Bài và Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất. Đây thực sự là điểm nhấn mới cho các hãng hàng không muốn tăng doanh thu tại thị trường Việt Nam.
Với những bước tiến này, hy vọng là các doanh nghiệp Việt Nam, không e ngại cạnh tranh, đứng vững và mang ngoại tệ về cho đất nước.
Baodautu