Logistics Việt còn yếu trong việc ứng dụng công nghệ

Ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ thông tin trong lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hoạt động logistics, là khâu rất yếu của Việt Nam so với khu vực...


Hội thảo “phát triển hạ tầng, hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ trong Logistic” được tổ chức tại Tp.HCM vào ngày 19/10/2017.

Ngày 19/10/2017, hội thảo “phát triển hạ tầng, hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ trong Logistic” được tổ chức tại Tp.HCM nhằm triển khai kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam theo Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đây là sự kiện do Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phối hợp với Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu EU-Mutrap và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam tổ chức.

Hội thảo có sự tham dự của 150 đại biểu đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, tổ chức, các doanh nghiệp dịch vụ logistics, doanh nghiệp sản xuất, thương mại, các trường đại học, trường cao đẳng nghề, viện nghiên cứu và một số tổ chức, cá nhân quan tâm đến vấn đề này.

Logistics còn yếu trong việc ứng dụng công nghệ 

Dịch vụ logistics là ngành đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, là một ngành dịch vụ tạo giá trị gia tăng cao đồng thời liên kết, thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác. Quản trị logistics và chuỗi cung ứng là công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp gia nhập hiệu quả vào các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. 

Ở tầm vĩ mô, hệ thống logistics quốc gia bao gồm cả các kết cấu hạ tầng, khung pháp lý, nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ, sự phát triển toàn diện của hệ thống này là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Theo Quyết định 200/QĐ/TTg phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, có 60 nhiệm vụ lớn được đặt ra cho giai đoạn từ nay tới 2025, trong đó xây dựng các trung tâm logistics, thu hút dòng hàng qua biên giới, xây dựng hệ thống thông tin thống kê logistics, ứng dụng công nghệ trong logistics là những nhiệm vụ quan trọng. 

Giai đoạn 2017-2025, Quy hoạch hệ thống trung tâm logistics trên cả nước dự kiến xây dựng 18 trung tâm logistics tổng diện tích 673ha, chưa tính tới các ICD, các trung tâm dịch vụ hậu cần cảng biển cửa ngõ quốc gia, các trung tâm dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu tại các khu vực kinh tế cửa khẩu - mỗi khu vực rộng từ 100 tới 300ha - về bản chất cũng là các trung tâm dịch vụ logistics. Tổng diện tích các loại trung tâm logistics trên cả nước sẽ lên tới trên 4000ha. Các trung tâm logistics sẽ giúp khai thác hiệu quả hơn các kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đã và sẽ được xây dựng.

Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của các công trình này chỉ có thể đạt được nếu Việt Nam có nhiều biện pháp thu hút dòng hàng, ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ thông tin trong lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hoạt động logistics. Đây đang là khâu rất yếu của Việt Nam so với tương quan trong khu vực.

Nhiều kiến kiến nghị được đưa ra

Tại hội thảo, chuyên gia đến từ các trường, viện và doanh nghiệp lớn, các ý kiến thảo luận của đại diện các cơ quan, doanh nghiệp tập trung vào việc đánh giá về các trung tâm logistics Việt Nam hiện nay, đồng thời bàn về kế hoạch và biện pháp phát triển các trung tâm logisrtics loại I, loại II, trung tâm logisrtics chuyên ngành hàng không trong thời gian tới.

Ngoài ra, các chuyên gia tại hội thảo cũng đề cập đến thực trạng và biện pháp thu hút dòng hàng xuất nhập khẩu, quá cảnh qua Việt Nam, các biện pháp cần thiết trong thời gian tới. 

Các đề xuất về hệ thống thông tin thống kê về logistics, đánh giá về nhu cầu và xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa trong logistics, và những chia sẻ kinh nghiệm từ các công ty đa quốc gia, công ty công nghệ logistics cũng được đưa ra tại hội thảo này. 

Tại hội thảo, nhiều kiến nghị được đưa ra như cần rà soát các quy hoạch, chiến lược, dự án phát triển hạ tầng trung tâm logistics, cảng cạn, ICD, trung tâm hậu cần cảng biển, các phân khu chức năng hỗ trợ xuất nhập khẩu tại các khu kinh tế cửa khẩu, các kết nối giao thông giữa chúng để có kế hoạch thực hiện đồng bộ. 

Việc hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận quỹ đất và nguồn vốn đầu tư theo quy hoạch, khai thác hiệu quả các dự án đầu tư cũng cần được chú trọng.

Ngoài ra, cần có các chính sách cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm thu hút dòng hàng qua các trung tâm logistics, đồng thời thay đổi phương pháp thông kê, phổ biến thông tin để cộng đồng có thể tiếp cận phục vụ lập kế hoạch, điều hành hoạt động logistics.

Đặc biệt việc ứng dụng công nghệ trong logistics cần được chú trọng từ các ứng dụng nhỏ tại doanh nghiệp, các ứng dụng hỗ trợ thương mại điện tử. Các giải pháp về hạ tầng thông tin logistics quy mô quốc gia cũng phải được chú trọng để chuẩn bị cho làn sóng ứng dụng với dữ liệu gói lớn.

Theo vneconomy

MFN
VLA
C5C
NAMSUNG
VINALINES
OOCL
HANJIN SHIPPING
PIL
CMA CGM
1
5
6
7
8
9
10
4
3
2