Kinh tế chia sẻ (sharing economy/tiêu dùng cộng tác) là một mô hình thị trường lai (ở giữa sở hữu và tặng quà) trong đó đề cập đến mạng ngang hàng dựa trên chia sẻ quyền truy cập vào hàng hóa và dịch vụ (phối hợp thông qua các dịch vụ trực tuyến dựa vào cộng đồng).
Có3yếutốcơbảnchophép chia sẻ các nguồn lực, các hàng hóa và dịch vụ mới cũng như các ngành mới, bao gồm: hành vi của khách hàng đối với nhiều hàng hóa và dịch vụ thay đổi từ sở hữu đến chia sẻ; các mạng xã hội trực tuyến và thị trường
điện tử dễ dàng liên kết người tiêu dùng; các thiết bị di động và các dịch vụ điện tử giúp cho việc chia sẻ hàng hóa và dịch vụ thuận tiện hơn (ví dụ: ứng dụng điện thoại thông minh thay vì chìa khóa vật lý).
Các nền kinh tế chia sẻ có nhiều hình thức, trong đó có sử dụng công nghệ thông tin để cung cấp cho các cá nhân, tập đoàn phi lợi nhuận và chính quyền các thông tin cho phép tối ưu hóa các nguồn lực thông qua sự tái phân phối, chia sẻ và tái sử dụng năng lực dư thừa của hàng hóa và dịch vụ. Những đối tượng được hưởng lợi nhiều từ mô hình kinh tế chia sẻ là các công ty đã thành công, người sáng lập, chủ sở hữu, nhà đầu tư, nhân viên và người tiêu dùng.
Nền kinh tế chia sẻ tạo ra cơ hội để người tham gia có thể làm việc toàn thời gian, bán thời gian hoặc làm việc tự do, từ đó đem lại thu nhập tăng thêm bên cạnh công việc hiện có của người tham gia. Việc chia sẻ đem lại cho người tiêu dùng khả năng được tiếp cận với những dịch vụ/tài sản mà họ không thể sở hữu. Chia sẻ cũng giúp nâng cao phúc lợi xã hội, làm cho việc sử dụng tài sản vật chất và các nguồn lực nhàn rỗi khác trở nên hiệu quả hơn, góp phần phát triển bền vững và giảm những tác động tiêu cực đến môi trường.
Gần đây, dịch vụ chia sẻ đã lan ra nhanh chóng từ căn hộ, văn phòng và với ngành logistics. Với sự phát triển mạnh của mô hình giao hàng nhanh, việc bố trí các kho hàng gần thành phố, có khả năng sử dụng linh hoạt với các ngành mang tính thời vụ, mô hình AirBnB - chia sẻ kho bãi trong ngành logistics đang bước đầu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Và rất có thể, nó sẽ trở thành xu hướng trong tương lai gần, như câu chuyện đã xảy ra với văn phòng chia sẻ.
Khách hàng trực tuyến ngày nay muốn nhận được sản phẩm nhanh hơn. Theo lý thuyết, các công ty cần nhiều nhà kho nhỏ ở nhiều vị trí khác nhau hơn là một kho hàng lớn. Tuy nhiên, thực tế thì không có nhiều hệ thống kho bãi có thể làm được điều này. Mô hình AirBnB cho phép các công ty linh hoạt đáp ứng những thay đổi theo mùa và tăng khả năng cạnh tranh trong thời đại thương mại điện tử. Các công ty thương mại điện tử đã nhận ra sự vô lý của việc thuê cả một nhà kho lớn trong khi nhu cầu mua sắm thay đổi lên xuống theo mùa, vì vậy, mô hình linh hoạt là một lựa chọn tuyệt vời. Đây là thị trường ngách tiềm năng vì doanh nghiệp có thể tối ưu không gian kho bãi, mang lại sự linh hoạt và hiệu quả cao hơn cho chuỗi cung ứng của họ. Việc sử dụng linh hoạt diện tích kho bãi không chỉ giúp giải bài toán tổng thể cùng lúc cho nhiều doanh nghiệp về nơi lưu trữ, luân chuyển hàng hóa, mà còn giúp tiết kiệm những khoản tiền lớn.
Trong lĩnh vực vận tải, hiệu ứng của nền kinh tế chia sẻ cũng bắt đầu lan rộng. Từ lâu nay, chi phí logistics thật sự là một gánh nặng cho tất cả các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bên cạnh việc trả chi phí cao cho logistics còn gặp rất nhiều vấn đề phát sinh từ chất lượng dịch vụ thấp do việc vận hành thủ công. Chính sự thiếu ứng dụng về công nghệ và thiếu hiệu quả về vận hành đã làm cho chi phí logistics ở Việt Nam chiếm đến khoảng 25% GDP. Giải pháp cho vấn đề này chính là kết hợp giữa mô hình kinh tế chia sẻ tương tự như: Grab, Uber, hay AirBnB. Ứng dụng công nghệ mà đặc biệt là công nghệ dữ liệu và hệ thống dịch vụ khách hàng (kết hợp giữa hệ thống và con người) nhằm đảm bảo chi phí thấp nhất và chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Mô hình kinh tế chia sẻ đã chứng tỏ được ưu điểm vượt trội về chi phí.
Trong lĩnh vực vận tải, mô hình này đã được ứng dụng thành công ở Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác. Việc ứng dụng công nghệ dữ liệu vào vận hành còn giúp cho các đơn vị vận chuyển có khả năng kết hợp và tận dụng các xe chạy rỗng chiều về, giúp cho chi phí vận tải còn thấp hơn nữa. Tất cả chi phí nên được công khai minh bạch trên hệ thống. Điều này giúp cho các doanh nghiệp quản lý chi phí dễ dàng hơn. Các doanh nghiệp có thể lên kế hoạch và tạo đơn hàng trực tiếp trên hệ thống online của các đơn vị vận chuyển. Việc quản lý dễ dàng như vậy có thể giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nhân sự trong logistics.
Những năm qua đã có sự gia tăng của các nhà điều hành không gian linh hoạt văn phòng và nhà ở gia nhập thị trường, do đó chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi chúng ta thấy một mô hình linh hoạt được áp dụng cho lĩnh vực logistics. Đặc biệt, trong bối cảnh nhu cầu mạnh mẽ từ lĩnh vực thương mại điện tử đòi hỏi loại kho nhỏ/linh hoạt để phân phối hàng chặng cuối nhanh nhất. Và mô hình kho bãi linh hoạt, ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối các phương tiện vận tải chia sẻ trong các xe trống chiều trong các hành trình sẽ là giải pháp tất yếu trong việc giải quyết vấn đề chi phí logistics còn cao tại Việt Nam hiện nay.
Kinh tế chia sẻ (sharing economy/tiêu dùng cộng tác) là một mô hình thị trường lai (ở giữa sở hữu và tặng quà) trong đó đề cập đến mạng ngang hàng dựa trên chia sẻ quyền truy cập vào hàng hóa và dịch vụ (phối hợp thông qua các dịch vụ trực tuyến dựa vào cộng đồng).
Có3yếutốcơbảnchophép chia sẻ các nguồn lực, các hàng hóa và dịch vụ mới cũng như các ngành mới, bao gồm: hành vi của khách hàng đối với nhiều hàng hóa và dịch vụ thay đổi từ sở hữu đến chia sẻ; các mạng xã hội trực tuyến và thị trường
điện tử dễ dàng liên kết người tiêu dùng; các thiết bị di động và các dịch vụ điện tử giúp cho việc chia sẻ hàng hóa và dịch vụ thuận tiện hơn (ví dụ: ứng dụng điện thoại thông minh thay vì chìa khóa vật lý).
Các nền kinh tế chia sẻ có nhiều hình thức, trong đó có sử dụng công nghệ thông tin để cung cấp cho các cá nhân, tập đoàn phi lợi nhuận và chính quyền các thông tin cho phép tối ưu hóa các nguồn lực thông qua sự tái phân phối, chia sẻ và tái sử dụng năng lực dư thừa của hàng hóa và dịch vụ. Những đối tượng được hưởng lợi nhiều từ mô hình kinh tế chia sẻ là các công ty đã thành công, người sáng lập, chủ sở hữu, nhà đầu tư, nhân viên và người tiêu dùng.
Nền kinh tế chia sẻ tạo ra cơ hội để người tham gia có thể làm việc toàn thời gian, bán thời gian hoặc làm việc tự do, từ đó đem lại thu nhập tăng thêm bên cạnh công việc hiện có của người tham gia. Việc chia sẻ đem lại cho người tiêu dùng khả năng được tiếp cận với những dịch vụ/tài sản mà họ không thể sở hữu. Chia sẻ cũng giúp nâng cao phúc lợi xã hội, làm cho việc sử dụng tài sản vật chất và các nguồn lực nhàn rỗi khác trở nên hiệu quả hơn, góp phần phát triển bền vững và giảm những tác động tiêu cực đến môi trường.
Gần đây, dịch vụ chia sẻ đã lan ra nhanh chóng từ căn hộ, văn phòng và với ngành logistics. Với sự phát triển mạnh của mô hình giao hàng nhanh, việc bố trí các kho hàng gần thành phố, có khả năng sử dụng linh hoạt với các ngành mang tính thời vụ, mô hình AirBnB - chia sẻ kho bãi trong ngành logistics đang bước đầu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Và rất có thể, nó sẽ trở thành xu hướng trong tương lai gần, như câu chuyện đã xảy ra với văn phòng chia sẻ.
Khách hàng trực tuyến ngày nay muốn nhận được sản phẩm nhanh hơn. Theo lý thuyết, các công ty cần nhiều nhà kho nhỏ ở nhiều vị trí khác nhau hơn là một kho hàng lớn. Tuy nhiên, thực tế thì không có nhiều hệ thống kho bãi có thể làm được điều này. Mô hình AirBnB cho phép các công ty linh hoạt đáp ứng những thay đổi theo mùa và tăng khả năng cạnh tranh trong thời đại thương mại điện tử. Các công ty thương mại điện tử đã nhận ra sự vô lý của việc thuê cả một nhà kho lớn trong khi nhu cầu mua sắm thay đổi lên xuống theo mùa, vì vậy, mô hình linh hoạt là một lựa chọn tuyệt vời. Đây là thị trường ngách tiềm năng vì doanh nghiệp có thể tối ưu không gian kho bãi, mang lại sự linh hoạt và hiệu quả cao hơn cho chuỗi cung ứng của họ. Việc sử dụng linh hoạt diện tích kho bãi không chỉ giúp giải bài toán tổng thể cùng lúc cho nhiều doanh nghiệp về nơi lưu trữ, luân chuyển hàng hóa, mà còn giúp tiết kiệm những khoản tiền lớn.
Trong lĩnh vực vận tải, hiệu ứng của nền kinh tế chia sẻ cũng bắt đầu lan rộng. Từ lâu nay, chi phí logistics thật sự là một gánh nặng cho tất cả các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bên cạnh việc trả chi phí cao cho logistics còn gặp rất nhiều vấn đề phát sinh từ chất lượng dịch vụ thấp do việc vận hành thủ công. Chính sự thiếu ứng dụng về công nghệ và thiếu hiệu quả về vận hành đã làm cho chi phí logistics ở Việt Nam chiếm đến khoảng 25% GDP. Giải pháp cho vấn đề này chính là kết hợp giữa mô hình kinh tế chia sẻ tương tự như: Grab, Uber, hay AirBnB. Ứng dụng công nghệ mà đặc biệt là công nghệ dữ liệu và hệ thống dịch vụ khách hàng (kết hợp giữa hệ thống và con người) nhằm đảm bảo chi phí thấp nhất và chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Mô hình kinh tế chia sẻ đã chứng tỏ được ưu điểm vượt trội về chi phí.
Trong lĩnh vực vận tải, mô hình này đã được ứng dụng thành công ở Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác. Việc ứng dụng công nghệ dữ liệu vào vận hành còn giúp cho các đơn vị vận chuyển có khả năng kết hợp và tận dụng các xe chạy rỗng chiều về, giúp cho chi phí vận tải còn thấp hơn nữa. Tất cả chi phí nên được công khai minh bạch trên hệ thống. Điều này giúp cho các doanh nghiệp quản lý chi phí dễ dàng hơn. Các doanh nghiệp có thể lên kế hoạch và tạo đơn hàng trực tiếp trên hệ thống online của các đơn vị vận chuyển. Việc quản lý dễ dàng như vậy có thể giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nhân sự trong logistics.
Những năm qua đã có sự gia tăng của các nhà điều hành không gian linh hoạt văn phòng và nhà ở gia nhập thị trường, do đó chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi chúng ta thấy một mô hình linh hoạt được áp dụng cho lĩnh vực logistics. Đặc biệt, trong bối cảnh nhu cầu mạnh mẽ từ lĩnh vực thương mại điện tử đòi hỏi loại kho nhỏ/linh hoạt để phân phối hàng chặng cuối nhanh nhất. Và mô hình kho bãi linh hoạt, ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối các phương tiện vận tải chia sẻ trong các xe trống chiều trong các hành trình sẽ là giải pháp tất yếu trong việc giải quyết vấn đề chi phí logistics còn cao tại Việt Nam hiện nay.
Nguồn: vlr.vn