1. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ:
- Hệ thống quốc lộ hình thành nên các tuyến hành lang Bắc - Nam, vùng duyên hải và cao nguyên, các tuyến đường Đông - Tây dọc theo miền Trung Việt Nam. Ở phía Bắc, các tuyến quốc lộ tạo thành hình mạng lưới nan quạt với tâm là Thủ đô Hà Nội. Ở phía Nam, các tuyến quốc lộ tạo nên hình lưới. Hệ thống quốc lộ hiện nay bao phủ khắp lãnh thổ và đóng vai trò trục chính kết nối vận tải giữa các vùng miền, các trung tâm kinh tế, các cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu, các đầu mối giao thông quan trọng.
Ngày 25/02/2013, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 355/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó xác định GTVT đường bộ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển. Trong đó, tập trung vào các trục tuyến như sau: (i) Trục dọc Bắc Nam: đầu tư xây dựng quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên; xây dựng một số đoạn đường cao tốc trên tuyến cao tốc Bắc- Nam; đầu tư một số đoạn đường bộ ven biển gắn với đê biển; (ii) Phía Bắc: Xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, một số cao tốc nối Hà Nội với các khu vực…; (iii) Miền Trung: Xây dựng một số đoạn cao tốc Bắc - Nam, các tuyến đường thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây, nối ven biển với Tây Nguyên và kết nối với Lào, Campuchia; (iv) Phía Nam: Xây dựng các tuyến đường cao tốc khu vực TP. Hồ Chí Minh, các tuyến đường bộ nối với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long…
- Trước năm 2013, Việt Nam chỉ có 167 km đường cao tốc đưa vào khai thác. Đến nay, tổng số đường cao tốc đã đưa vào khai thác là 816 km, tăng hơn 4 lần; hiện nay đang xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dài 127 km, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 55 km, Hòa Lạc - Hòa Bình dài 26 km, Hải Phòng - Hạ Long dài 29 km, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài 64 km và một phần của đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn mới được hoàn thành. Ngày 22/11/2017, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 52/2017/QH14 về chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Địa điểm từ Cao Bồ (Nam Định) đến Bãi Vọt (Hà Tĩnh), từ Cam Lộ (Quảng Trị) đến La Sơn (Thừa Thiên Huế), từ Nha Trang (Khánh Hòa) đến Dầu Giây (Đồng Nai) và Cầu Mỹ Thuận 2 (Tiền Giang và Vĩnh Long).
Giai đoạn 2017-2020 dự kiến đầu tư 654 km, chia thành 11 dự án thành phần vận hành độc lập, với sơ bộ tổng mức đầu tư là 118.716 tỷ đồng. Hai tuyến đường bộ được Chính phủ ưu tiên là nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 từ Thanh Hóa - Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên đã được đưa vào sử dụng sớm hơn dự kiến (có nhiều đoạn tuyến hoàn thành trước hơn 1 năm) hiện đang phát huy hiệu quả khi giảm thời gian lưu thông, thúc đẩy giao thương giữa các vùng miền, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, khu vực và đất nước.
* Về vận tải, thủ tục hành chính:
- Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực vận tải luôn được quan tâm và triển khai thực hiện tốt. Thường xuyên thực hiện rà soát, bổ sung kịp thời để phù hợp với thực tiễn và tạo điều kiện, tháo gỡ khó khan cho doanh nghiệp.
- Công tác cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được chú trọng, đã từng bước tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
- Đã triển khai việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với 32 thủ tục trong lĩnh vực vận tải đường bộ trong nước và quốc tế.
Năm 2017, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục quan tâm chỉ đạo quyết liệt trong việc triển khai các giải pháp nhằm tăng cường kết nối các phương thức vận tải, phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics; tập trung nghiên cứu để hình thành các tuyến vận tải mẫu có sự tham gia của tối thiểu 3 phương thức vận tải nhằm mục tiêu giảm chi phí vận tải và giảm tải cho vận tải đường bộ.
- Chi phí vân tải đường bộ hiện nay còn ở mức cao, chưa phù hợp với thực tiễn do sự canh tranh không lành mạnh giao dịch chủ yếu qua trung gian, chưa tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của đơn vị vận tải. Theo tính toán chi phí vận chuyển công – ten – nơ loại 40 feet từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh vào khoảng 40 triệu VNĐ, cao gấp 9,7 lần so với vận chuyển bằng đường biển và hơn 2,5 lần so với vạn chuyển bằng đường sắt.
- Sản lượng vận tải hành khách năm 2017 ước đạt trên 3,8 tỷ lượt hành khách, tăng 11% so với năm 2016; sản lượng vận tải hàng hóa năm 2017 ước đạt trên 1,1 tỷ tấn, tăng 10,4% so với năm 2016. Năm 2017 thị phần giữa các lĩnh vực đã có sự dịch chuyển nhưng vẫn chậm, vận tải đường bộ vẫn chiếm tỷ trọng cao so với các lĩnh vực vận tải khác (vận tải hàng hóa chiếm thị phần 77,47% và vận tải hành khách chiếm 94,23%); chất lượng dịch vụ vận tải hành khách tiếp tục được nâng cao, các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư, đổi mới phương tiện đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân.
- Hoạt động vận tải đường bộ quốc tế qua các cặp cửa khẩu theo nghị định thư với các nước Lào, Campuchia và Trung Quốc diễn ra thuận lợi.
- Đưa Sàn Giao dịch vận tải hàng hóa vào hoạt động kết hợp với phương thức vận tải khác để làm cơ sở phát triển dịch vụ logictic cho phù hợp với lộ trình phát triển dịch vụ logictics Việt Nam tại Quyết định số 200/QĐ – TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng số thành viên tham gia Sàn Giao dịch vận tải tính đến tháng 12/2017 là 1.066 thành viên. Chuyến hàng đăng ký trên Sàn: 239 chuyến hàng; Chuyến xe đăng ký trên Sàn: 1157 chuyến xe; Tổng số giao dịch trên Sàn: 623 giao dịch, trong đó: Giao dịch xe tìm hàng: 569 giao dịch, Giao dịch hàng tìm xe: 54 giao dịch, Giao dịch thành công trên Sàn: 48 giao dịch. Hiện tại Sàn giao dịch vận tải chưa áp dụng cơ chế buộc phải giao dịch 100% trên Sàn nên các Chủ xe và Chủ Hàng lấy thông tin và liên hệ giao dịch với nhau thông qua các thông tin của Sàn cung cấp, số lượng giao dịch này rất lớn.
- Về lực lượng các doanh nghiệp, hợp tác xã ngành vận tải ô tô: theo thống kê, năm 2013 cả nước có tổng số 5.761 đơn vị kinh doanh vận tải được cấp giấy phép theo Nghị định 91/2009/NĐ-CP; đến năm 2016, cả nước có tổng số 24.580 đơn vị kinh doanh vận tải được cấp giấy phép theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP tăng gần 19.000 đơn vị so với 2013; đến hết tháng 9/2017 đã có trên 56.431 đơn vị kinh doanh vận tải đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, tăng 31.851 đơn vị so với năm 2016 (chủ yếu là các hộ kinh doanh vận tải hàng hóa mới được cấp Giấy phép kinh doanh theo lộ trình của Nghị định 86/2014/NĐ-CP). Kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ chiếm khoảng 80%, số lượng phương tiện của mỗi đơn vị không nhiều (dưới 5 xe), năng lực cạnh tranh yếu.
- Phương tiện vận tải được tăng trưởng về số lượng và chất lượng: Theo thống kê, năm 2013 cả nước có tổng số 121.897 phương tiện kinh doanh vận tải (bao gồm xe khách và xe công ten nơ); đến năm 2016, cả nước có tổng số 219.038 phương tiện kinh doanh vận tải, tăng 97.141 phương tiện so với năm 2013; đến hết tháng 9/2017 cả nước hiện có 420.902 ô tô kinh doanh vận tải các loại, tăng 201.864 xe so với năm 2016 (chủ yếu là phương tiện vận tải hàng hóa mới được cấp phù hiệu theo lộ trình của Nghị định 86/2014/NĐ-CP và xe hợp đồng tham gia vào Uber và Grab). Trong đó, có 218.137 xe khách (trong đó: xe tuyến cố định là 19.482 xe, xe hợp đồng là 111.908 xe, xe du lịch là 1.377 xe, xe
taxi là 76.336 xe và xe buýt là 9.034 xe) và 202.765 xe tải các loại (trong đó: xe công ten nơ là 47.878 xe, xe đầu kéo là 8.291 xe, xe tải 146.596 xe).
2. Khó khăn, vướng mắc
* Về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ
Trong quá trình triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, nhận thấy vẫn còn nhiều tuyến quốc lộ chưa vào chuẩn cấp kỹ thuật quốc gia và khu vực, nhiều vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, năng lực kết nối mạng lưới và kết nối khu vực (các tuyến đối ngoại) còn hạn chế, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chịu tác động tiêu cực của hiện tượng biến đổi khí hậu, nhu cầu đầu tư nâng cấp cải tạo chuẩn hóa mạng lưới còn nhiều, trong khi khả năng cân đối nguồn lực, bố trí ngân sách nhà nước, huy động đầu tư xã hội hóa còn gặp nhiều khó khăn.
* Về vận tải, thủ tục hành chính
- Sàn Giao dịch vận tải hàng hóa hoạt động chưa hiệu quả do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó có nguyên nhân của doanh nghiệp vận tải và chủ hàng chưa thực sự quan tâm đến tham gia giao dịch trên Sàn do không muốn minh bạch và công khai các chi phí vận chuyển.
- Hiệu quả của việc kết nối giữa các phương thức vận tải là chưa cao do hạ tầng đường sắt không phát triển; luồng lạch một số tuyến đường thủy nội địa chưa được nạo vét thường xuyên dẫn đến không hoạt động được, trên một số tuyến bị hạn chế bởi tĩnh không cầu đường bộ và cầu đường sắt nên tầu có trọng tải lớn không hoạt động được. - Vận tải đường bộ hiện phải đảm nhận tỷ trọng lớn, không cân đối với các phương thức vận tải khác; chất lượng dịch vụ đã được nâng cao nhưng chưa đồng đều, còn có các đơn vị vận tải còn nhỏ lẻ, manh mún; vẫn còn xe chạy rỗng, hiệu quả kinh doanh chưa cao; thị trường vận tải hàng hóa hiện mới đang từng bước minh bạch. Lực lượng cán bộ quản lý vận tải còn thiếu và chuyên môn chưa phù hợp; công tác quản lý lái xe và nhân viên phục vụ trên xe vẫn còn có bất cập. Công tác thống kê số liệu về hoạt động vận tải của ngành giao thông vận tải chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ cho việc hoạch định các chính sách phát triển của ngành và nền kinh tế.
1. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ:
- Hệ thống quốc lộ hình thành nên các tuyến hành lang Bắc - Nam, vùng duyên hải và cao nguyên, các tuyến đường Đông - Tây dọc theo miền Trung Việt Nam. Ở phía Bắc, các tuyến quốc lộ tạo thành hình mạng lưới nan quạt với tâm là Thủ đô Hà Nội. Ở phía Nam, các tuyến quốc lộ tạo nên hình lưới. Hệ thống quốc lộ hiện nay bao phủ khắp lãnh thổ và đóng vai trò trục chính kết nối vận tải giữa các vùng miền, các trung tâm kinh tế, các cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu, các đầu mối giao thông quan trọng.
Ngày 25/02/2013, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 355/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó xác định GTVT đường bộ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển. Trong đó, tập trung vào các trục tuyến như sau: (i) Trục dọc Bắc Nam: đầu tư xây dựng quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên; xây dựng một số đoạn đường cao tốc trên tuyến cao tốc Bắc- Nam; đầu tư một số đoạn đường bộ ven biển gắn với đê biển; (ii) Phía Bắc: Xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, một số cao tốc nối Hà Nội với các khu vực…; (iii) Miền Trung: Xây dựng một số đoạn cao tốc Bắc - Nam, các tuyến đường thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây, nối ven biển với Tây Nguyên và kết nối với Lào, Campuchia; (iv) Phía Nam: Xây dựng các tuyến đường cao tốc khu vực TP. Hồ Chí Minh, các tuyến đường bộ nối với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long…
- Trước năm 2013, Việt Nam chỉ có 167 km đường cao tốc đưa vào khai thác. Đến nay, tổng số đường cao tốc đã đưa vào khai thác là 816 km, tăng hơn 4 lần; hiện nay đang xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dài 127 km, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 55 km, Hòa Lạc - Hòa Bình dài 26 km, Hải Phòng - Hạ Long dài 29 km, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài 64 km và một phần của đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn mới được hoàn thành. Ngày 22/11/2017, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 52/2017/QH14 về chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Địa điểm từ Cao Bồ (Nam Định) đến Bãi Vọt (Hà Tĩnh), từ Cam Lộ (Quảng Trị) đến La Sơn (Thừa Thiên Huế), từ Nha Trang (Khánh Hòa) đến Dầu Giây (Đồng Nai) và Cầu Mỹ Thuận 2 (Tiền Giang và Vĩnh Long).
Giai đoạn 2017-2020 dự kiến đầu tư 654 km, chia thành 11 dự án thành phần vận hành độc lập, với sơ bộ tổng mức đầu tư là 118.716 tỷ đồng. Hai tuyến đường bộ được Chính phủ ưu tiên là nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1 từ Thanh Hóa - Cần Thơ và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên đã được đưa vào sử dụng sớm hơn dự kiến (có nhiều đoạn tuyến hoàn thành trước hơn 1 năm) hiện đang phát huy hiệu quả khi giảm thời gian lưu thông, thúc đẩy giao thương giữa các vùng miền, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, khu vực và đất nước.
* Về vận tải, thủ tục hành chính:
- Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực vận tải luôn được quan tâm và triển khai thực hiện tốt. Thường xuyên thực hiện rà soát, bổ sung kịp thời để phù hợp với thực tiễn và tạo điều kiện, tháo gỡ khó khan cho doanh nghiệp.
- Công tác cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được chú trọng, đã từng bước tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
- Đã triển khai việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với 32 thủ tục trong lĩnh vực vận tải đường bộ trong nước và quốc tế.
Năm 2017, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục quan tâm chỉ đạo quyết liệt trong việc triển khai các giải pháp nhằm tăng cường kết nối các phương thức vận tải, phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics; tập trung nghiên cứu để hình thành các tuyến vận tải mẫu có sự tham gia của tối thiểu 3 phương thức vận tải nhằm mục tiêu giảm chi phí vận tải và giảm tải cho vận tải đường bộ.
- Chi phí vân tải đường bộ hiện nay còn ở mức cao, chưa phù hợp với thực tiễn do sự canh tranh không lành mạnh giao dịch chủ yếu qua trung gian, chưa tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của đơn vị vận tải. Theo tính toán chi phí vận chuyển công – ten – nơ loại 40 feet từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh vào khoảng 40 triệu VNĐ, cao gấp 9,7 lần so với vận chuyển bằng đường biển và hơn 2,5 lần so với vạn chuyển bằng đường sắt.
- Sản lượng vận tải hành khách năm 2017 ước đạt trên 3,8 tỷ lượt hành khách, tăng 11% so với năm 2016; sản lượng vận tải hàng hóa năm 2017 ước đạt trên 1,1 tỷ tấn, tăng 10,4% so với năm 2016. Năm 2017 thị phần giữa các lĩnh vực đã có sự dịch chuyển nhưng vẫn chậm, vận tải đường bộ vẫn chiếm tỷ trọng cao so với các lĩnh vực vận tải khác (vận tải hàng hóa chiếm thị phần 77,47% và vận tải hành khách chiếm 94,23%); chất lượng dịch vụ vận tải hành khách tiếp tục được nâng cao, các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư, đổi mới phương tiện đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân.
- Hoạt động vận tải đường bộ quốc tế qua các cặp cửa khẩu theo nghị định thư với các nước Lào, Campuchia và Trung Quốc diễn ra thuận lợi.
- Đưa Sàn Giao dịch vận tải hàng hóa vào hoạt động kết hợp với phương thức vận tải khác để làm cơ sở phát triển dịch vụ logictic cho phù hợp với lộ trình phát triển dịch vụ logictics Việt Nam tại Quyết định số 200/QĐ – TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng số thành viên tham gia Sàn Giao dịch vận tải tính đến tháng 12/2017 là 1.066 thành viên. Chuyến hàng đăng ký trên Sàn: 239 chuyến hàng; Chuyến xe đăng ký trên Sàn: 1157 chuyến xe; Tổng số giao dịch trên Sàn: 623 giao dịch, trong đó: Giao dịch xe tìm hàng: 569 giao dịch, Giao dịch hàng tìm xe: 54 giao dịch, Giao dịch thành công trên Sàn: 48 giao dịch. Hiện tại Sàn giao dịch vận tải chưa áp dụng cơ chế buộc phải giao dịch 100% trên Sàn nên các Chủ xe và Chủ Hàng lấy thông tin và liên hệ giao dịch với nhau thông qua các thông tin của Sàn cung cấp, số lượng giao dịch này rất lớn.
- Về lực lượng các doanh nghiệp, hợp tác xã ngành vận tải ô tô: theo thống kê, năm 2013 cả nước có tổng số 5.761 đơn vị kinh doanh vận tải được cấp giấy phép theo Nghị định 91/2009/NĐ-CP; đến năm 2016, cả nước có tổng số 24.580 đơn vị kinh doanh vận tải được cấp giấy phép theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP tăng gần 19.000 đơn vị so với 2013; đến hết tháng 9/2017 đã có trên 56.431 đơn vị kinh doanh vận tải đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, tăng 31.851 đơn vị so với năm 2016 (chủ yếu là các hộ kinh doanh vận tải hàng hóa mới được cấp Giấy phép kinh doanh theo lộ trình của Nghị định 86/2014/NĐ-CP). Kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ chiếm khoảng 80%, số lượng phương tiện của mỗi đơn vị không nhiều (dưới 5 xe), năng lực cạnh tranh yếu.
- Phương tiện vận tải được tăng trưởng về số lượng và chất lượng: Theo thống kê, năm 2013 cả nước có tổng số 121.897 phương tiện kinh doanh vận tải (bao gồm xe khách và xe công ten nơ); đến năm 2016, cả nước có tổng số 219.038 phương tiện kinh doanh vận tải, tăng 97.141 phương tiện so với năm 2013; đến hết tháng 9/2017 cả nước hiện có 420.902 ô tô kinh doanh vận tải các loại, tăng 201.864 xe so với năm 2016 (chủ yếu là phương tiện vận tải hàng hóa mới được cấp phù hiệu theo lộ trình của Nghị định 86/2014/NĐ-CP và xe hợp đồng tham gia vào Uber và Grab). Trong đó, có 218.137 xe khách (trong đó: xe tuyến cố định là 19.482 xe, xe hợp đồng là 111.908 xe, xe du lịch là 1.377 xe, xe
taxi là 76.336 xe và xe buýt là 9.034 xe) và 202.765 xe tải các loại (trong đó: xe công ten nơ là 47.878 xe, xe đầu kéo là 8.291 xe, xe tải 146.596 xe).
2. Khó khăn, vướng mắc
* Về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ
Trong quá trình triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, nhận thấy vẫn còn nhiều tuyến quốc lộ chưa vào chuẩn cấp kỹ thuật quốc gia và khu vực, nhiều vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, năng lực kết nối mạng lưới và kết nối khu vực (các tuyến đối ngoại) còn hạn chế, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chịu tác động tiêu cực của hiện tượng biến đổi khí hậu, nhu cầu đầu tư nâng cấp cải tạo chuẩn hóa mạng lưới còn nhiều, trong khi khả năng cân đối nguồn lực, bố trí ngân sách nhà nước, huy động đầu tư xã hội hóa còn gặp nhiều khó khăn.
* Về vận tải, thủ tục hành chính
- Sàn Giao dịch vận tải hàng hóa hoạt động chưa hiệu quả do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó có nguyên nhân của doanh nghiệp vận tải và chủ hàng chưa thực sự quan tâm đến tham gia giao dịch trên Sàn do không muốn minh bạch và công khai các chi phí vận chuyển.
- Hiệu quả của việc kết nối giữa các phương thức vận tải là chưa cao do hạ tầng đường sắt không phát triển; luồng lạch một số tuyến đường thủy nội địa chưa được nạo vét thường xuyên dẫn đến không hoạt động được, trên một số tuyến bị hạn chế bởi tĩnh không cầu đường bộ và cầu đường sắt nên tầu có trọng tải lớn không hoạt động được. - Vận tải đường bộ hiện phải đảm nhận tỷ trọng lớn, không cân đối với các phương thức vận tải khác; chất lượng dịch vụ đã được nâng cao nhưng chưa đồng đều, còn có các đơn vị vận tải còn nhỏ lẻ, manh mún; vẫn còn xe chạy rỗng, hiệu quả kinh doanh chưa cao; thị trường vận tải hàng hóa hiện mới đang từng bước minh bạch. Lực lượng cán bộ quản lý vận tải còn thiếu và chuyên môn chưa phù hợp; công tác quản lý lái xe và nhân viên phục vụ trên xe vẫn còn có bất cập. Công tác thống kê số liệu về hoạt động vận tải của ngành giao thông vận tải chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ cho việc hoạch định các chính sách phát triển của ngành và nền kinh tế.
3. Giải pháp triển khai trong thời gian tới
* Về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ
- Chuẩn hóa hệ thống đường bộ đạt cấp kỹ thuật theo quy hoạch và đồng bộ cấp đường trong khu vực, phù hợp với các điều ước quốc tế đã ký kết, góp phần tăng cường hội nhập quốc tế, thực hiện mục tiêu quy hoạch phát triển GTVT.
- Tăng cường tính kết nối với các nước trong khu vực, kết nối giữa vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác, kết nối với các đầu mối vận tải, đầu mối kinh tế, các trung tâm logistics.
- Cải thiện hệ thống cầu, đường, công trình phụ trợ nhằm nâng cao khả năng thích ứng, cũng như chống tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. - Phối hợp và nâng cao hiệu quả các dự án liên quan đã và đang triển khai như Dự án VRAMP, LRAMP, các dự án chuyên ngành khác.
- Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, huy động đầu tư xã hội hóa, cũng như kêu gọi từ các nguồn vốn khác như ODA, FDI, ... để tăng cường đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ kết nối theo đúng lộ trình và chuẩn hóa hệ thống quốc lộ.
* Về vận tải, thủ tục hành chính
- Xây dựng phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng du lịch, tuyến cố định sau khi được Bộ phê duyệt; tiếp tục nghiên cứu, bổ sung quy hoạch tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh theo định kỳ hàng năm nhằm tăng cường kết nối với các phương thức vận tải khác tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách.
- Tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tái cơ cấu vận tải; hình thành và đưa vào vận tải các tuyến vận tải mẫu nhằm mục tiêu giảm thị phần vận tải đường bộ và giảm chi phí vận tải.
- Tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tái cơ cấu vận tải; hình thành và đưa vào vận tải các tuyến vận tải mẫu nhằm mục tiêu giảm thị phần vận tải đường bộ và giảm chi phí vận tải.
- Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về kết nối các Sàn Giao dịch vận tải hành khách, hàng hóa với phương thức vận tải khác để làm cơ sở phát triển dịch vụ logictic cho phù hợp với lộ trình phát triển dịch vụ logictic Việt Nam tại Quyết định số 200/QĐ – TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế nhằm thúc đẩy hoạt động của Sàn giao dịch vận tải hàng hóa hạn chế xe chạy rỗng để tiết kiệm chi phí, đồng thời nghiên cứu hình thành Sàn giao dịch chung cho các phương thức vận tải.
- Tiếp tục nghiên cứu đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, nhân dân. Phối hợp chỉ đạo các địa phương, hiệp hội vận tải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn người dân và doanh nghiệp thực hiện.* Về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ
- Chuẩn hóa hệ thống đường bộ đạt cấp kỹ thuật theo quy hoạch và đồng bộ cấp đường trong khu vực, phù hợp với các điều ước quốc tế đã ký kết, góp phần tăng cường hội nhập quốc tế, thực hiện mục tiêu quy hoạch phát triển GTVT.
- Tăng cường tính kết nối với các nước trong khu vực, kết nối giữa vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác, kết nối với các đầu mối vận tải, đầu mối kinh tế, các trung tâm logistics.
- Cải thiện hệ thống cầu, đường, công trình phụ trợ nhằm nâng cao khả năng thích ứng, cũng như chống tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. - Phối hợp và nâng cao hiệu quả các dự án liên quan đã và đang triển khai như Dự án VRAMP, LRAMP, các dự án chuyên ngành khác.
- Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, huy động đầu tư xã hội hóa, cũng như kêu gọi từ các nguồn vốn khác như ODA, FDI, ... để tăng cường đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ kết nối theo đúng lộ trình và chuẩn hóa hệ thống quốc lộ.
* Về vận tải, thủ tục hành chính
- Xây dựng phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng du lịch, tuyến cố định sau khi được Bộ phê duyệt; tiếp tục nghiên cứu, bổ sung quy hoạch tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh theo định kỳ hàng năm nhằm tăng cường kết nối với các phương thức vận tải khác tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách.
- Tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tái cơ cấu vận tải; hình thành và đưa vào vận tải các tuyến vận tải mẫu nhằm mục tiêu giảm thị phần vận tải đường bộ và giảm chi phí vận tải.
- Tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tái cơ cấu vận tải; hình thành và đưa vào vận tải các tuyến vận tải mẫu nhằm mục tiêu giảm thị phần vận tải đường bộ và giảm chi phí vận tải.
- Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về kết nối các Sàn Giao dịch vận tải hành khách, hàng hóa với phương thức vận tải khác để làm cơ sở phát triển dịch vụ logictic cho phù hợp với lộ trình phát triển dịch vụ logictic Việt Nam tại Quyết định số 200/QĐ – TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Nghiên cứu các giải pháp và cơ chế nhằm thúc đẩy hoạt động của Sàn giao dịch vận tải hàng hóa hạn chế xe chạy rỗng để tiết kiệm chi phí, đồng thời nghiên cứu hình thành Sàn giao dịch chung cho các phương thức vận tải.
- Tiếp tục nghiên cứu đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, nhân dân. Phối hợp chỉ đạo các địa phương, hiệp hội vận tải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn người dân và doanh nghiệp thực hiện.