Liên minh đội tàu, doanh nghiệp vận tải biển hưởng lợi gì?

Xu thế liên minh các hãng tàu, tận dụng nguồn lực để tiết kiệm chi phí đang được các hãng tàu triển khai mạnh mẽ.

 

Đại diện Cục Hàng hải VN cho biết, liên minh các hãng tàu lần lượt hình thành trong giai đoạn khó khăn của vận tải biển thế giới kéo dài từ năm 2008 đến nay. Những khó khăn của kinh tế thế giới khiến các hãng vận tải buộc phải thực hiện liên minh hoặc sáp nhập, bổ sung.

 

Đa phần các hãng vận tải biển lớn nhất trên thế giới đã chọn hình thức liên minh, do hình thức này không chỉ phù hợp với các quy định quốc tế về chống độc quyền mà còn mang lại nhiều lợi ích cho cả các thành viên tham gia và khách hàng của họ.

 

“Lợi ích liên minh mang lại cho các hãng vận tải có thể kể đến như: giảm sự cạnh tranh giữa các hãng tàu; giảm chi phí chuyến đi nhờ cùng khai thác đội tàu với tổng trọng tải lớn hơn; Giải quyết được vấn đề thừa thiếu vỏ container; Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua tăng tần suất chuyến đi, mở rộng phạm vi, chất lượng dịch vụ; Nâng cao vị thế của hãng tàu trong quan hệ với chủ hàng và cảng biển; Duy trì ổn định giá cước trên tuyến, kết nối nhanh với mạng lưới Feeder (gom hàng cho tàu mẹ)”, đại diện này nói.

 

Tại Việt Nam, tuy chưa có thương vụ liên minh hãng tàu lớn, song trước thực trạng vận tải biển vẫn trong tình trạng “dư cung”, một số DN vận tải lớn đã chủ động liên minh, liên kết các đội tàu thành viên để cải thiện nội lực. Tiên phong là Tổng công ty hàng hải VN (VIMC) với sự thành lập của Trung tâm khai thác tàu container – Liên kết đội tàu container của Công ty Vận tải Biển Đông và Công ty Vận tải Container Vinalines (VCSC).

 

Theo ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Q. Tổng giám đốc VIMC, Biển Đông và VCSC mỗi công ty chỉ có 3 – 7 tàu. Việc kém linh hoạt trong điều tiết quy mô dịch vụ khai thác/cho thuê tàu, cộng với chi phí quản lý cao do mỗi bên đều phải duy trì riêng một bộ máy khai thác làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường.

 

“Do không có cơ hội được cơ cấu đội tàu và thiết bị, tàu và vỏ container ngày càng già, tính năng ngày càng yếu so với các hãng tàu trong nước khác. Sớm muộn, các DN này cũng sẽ phải tự thu hẹp do không đủ sức cạnh tranh”, ông Tĩnh nói.

 

Ông Tĩnh cũng cho rằng, việc “hợp nhất nguồn lực” giữa 2 đội tàu của Tổng công ty không chỉ giúp thị phần vận tải của VIMC được duy trì, mở rộng mà còn giảm được chi phí quản lý, chi phí thuê văn phòng. Trung tâm khai thác tàu container cũng sẽ là kênh trung gian thu hút khách hàng cho khối cảng và khối logistics của Tổng công ty, giúp VIMC duy trì ổn định, tăng trưởng nguồn thu và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

 

Nguồn: Báo Giao thông

MFN
VLA
C5C
NAMSUNG
VINALINES
OOCL
HANJIN SHIPPING
PIL
CMA CGM
1
5
6
7
8
9
10
4
3
2