Không có cảng biển xuất trực tiếp, ĐBSCL thua thiệt trong cạnh tranh

Một nhóm các nhà nghiên cứu phát triển logistics tại thành phố Cần Thơ đã ngậm ngùi đưa ra nhận định, thực tế khó có cửa biển hoàn hảo để vào sông Hậu, sông Tiền.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018 của các tỉnh ĐBSCL có nhiều khả quan như: 3 tỉnh nằm trong top 5, tỉnh Đồng Tháp được thăng hạng, đứng thứ 2 cả nước và giữ luôn kỉ lục 11 năm liền nằm trong top nhóm 5 tỉnh, thành phố đứng đầu. ĐBSCL là vựa lúa, vựa cá và vựa trái cây của cả nước. Không ai có thể phủ nhận niềm tự hào đó. Tuy nhiên, giữa danh tiếng và thực tế lại là một khoảng cách khá xa. Bằng chứng là cả vùng ĐBSCL có tới 13 tỉnh thành nhưng xuất khẩu còn chưa bằng tỉnh Đồng Nai, thu hút đầu tư nước ngoài chưa bằng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện ĐBSCL chỉ hơn được Tây Nguyên và vùng núi phía Bắc.

 

Nếu có cảng xuất trực tiếp tại thành phố Cần Thơ, việc này sẽ tiết kiệm được chi phí tiền tỷ. Trên thực tế, ở thành phố Cần Thơ cũng có cảng, thậm chí cảng được kỳ vọng là nối được cả các chuyến quốc tế, nhưng thiên nhiên không chiều lòng người.

 

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu đã bế tắc trong luồng tàu vào thành phố Cần Thơ, nên chăng nên chuyển hướng sang các tỉnh thành khác. Bộ GTVT đang xem xét việc xây dựng cảng biển Trần Đề tại tỉnh Sóc Trăng, cảng này được đầu tư 100% bằng nguồn vốn tư nhân. Do đó, câu chuyện logstics còn phải được tính cả việc phối hợp với các tỉnh, cần nhìn rộng ra cả vùng, không thể là một tỉnh thành riêng biệt. Nguyên nhân là do logistics không chỉ là một khái niệm cảng mà còn là việc vận chuyển, đóng gói, lưu kho, bảo quản và giao hàng.

 

Nguồn: vtv

MFN
VLA
C5C
NAMSUNG
VINALINES
OOCL
HANJIN SHIPPING
PIL
CMA CGM
1
5
6
7
8
9
10
4
3
2