Hiệp hội logistics "không muốn" Bộ Công Thương bỏ điều kiện kinh doanh

Trong khi đa số các hiệp hội, ngành hàng và doanh nghiệp (DN) không muốn các điều kiện kinh doanh (ĐKKD) tồn tại, cản trở hoạt động của mình, mới đây Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) đã gửi văn bản đến Bộ Công Thương yêu cầu không xoá bỏ 5 ĐKKD đối với ngành này.

Cụ thể, trong 675 ĐKKD vừa được Bộ Công Thương quyết định cắt giảm thì có 5 ĐKKD đối với ngành logistics quy định tại Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 về kinh doanh dịch vụ logistics được đề nghị cắt bỏ.


VLA là hiệp hội đầu tiên đề nghị Bộ Công Thương cân nhắc không xóa bỏ điều kiện kinh doanh

Tuy nhiên, phản ứng về vấn đề này Hiệp hội Logistic Việt Nam (VLA) cho rằng, Bộ Công Thương cần cân nhắc tính toán kỹ việc loại bỏ Điều 6, Khoản 2 và Điều 7, Khoản 1 trong Nghị định 140 kể trên vì việc hủy bỏ 2 Điều trên có liên quan đến các Điều 235 và 238 tại Khoản 2 của Luật Thương mại 2005. Nói cách khác là việc hủy bỏ các Điều trong Nghị định của Chính phủ tương đương hủy bỏ các quy định trong Luật Thương mại 2005.

“Việc hủy bỏ quy định của Luật Thương mại phải do Quốc hội quyết định chứ không thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương”, VLA cho hay.

VLA dẫn lý do: Việc hủy bỏ các điều trong Nghị định 140 đồng nghĩa với việc các nhà cung cấp dịch vụ logistics của Việt nam sẽ không được hưởng các giới hạn trách nhiệm theo Luật Hàng hải Việt Nam là 666,67SDR/kg hoặc 2SDR/kg) hay các giới hạn trách nhiệm trong Luật Hàng không Việt Nam là (20 USD/kg); và nhiều giới hạn trách nhiệm trong các Luật Đường bộ Việt Nam, Luật Đường sắt Việt Nam và Luật Đường thủy nội địa Việt Nam.

Các nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam cũng sẽ không được hưởng các giới hạn này theo thông lệ và pháp luật quốc tế, đi liền với đó là các nhà bảo hiểm sẽ tăng phí bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của các nhà cung cấp logistics Việt Nam. Từ đó khiến giá dịch vụ logistics của Việt Nam có thể sẽ tăng lên, làm giảm cạnh tranh của các DN Việt Nam.

VLA khẳng định: "Thực chất đây không phải là ĐKKD mà là "nghiệp vụ kinh doanh", các nội dung chuyên môn mà DN cần thực hiện và không ảnh hưởng làm cản trở, gây khó khăn cho DN như chúng ta cần loại bỏ và dễ bị hiểu nhầm".

Hiệp hội VLA đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu và xem xét kỹ đề nghị của Hiệp hội để bảo vệ quyền và lợi ích cho các DN kinh doanh logistics Việt Nam và quyền lợi kinh tế của Việt Nam khi gia nhập quốc tế.

Được biết, sau khi Bộ Công Thương có quyết định cắt giảm hơn 675 ĐKKD có danh sách kèm theo, động tác tiếp theo phía Bộ Công Thương phải thể chế hóa quyết định này bằng các Dự thảo Thông tư sửa đổi, Dự thảo Nghị định sửa đổi các Thông tư, Nghị định có liên quan, quy định các ĐKKD. Trong quá trình này, các DN, hiệp hội thụ hưởng chính sách hoặc gặp phải gánh nặng được quyền góp ý kiến về Bộ hoặc Chính phủ trước khi Nghị định thay thế chính thức được thông qua.

Nguồn: http://dantri.com.vn/

MFN
VLA
C5C
NAMSUNG
VINALINES
OOCL
HANJIN SHIPPING
PIL
CMA CGM
1
5
6
7
8
9
10
4
3
2