Giới thiệu Đề án thí điểm thực hiện cơ chế bảo lãnh Thông quan tại Việt Nam được hỗ trợ kỹ thuật bởi Liên minh Tạo thuận lợi thương mại toàn cầu

Liên minh Tạo thuận lợi thương mại toàn cầu (GATF) là một tổ chức đối tác công tư vì mục đích thuận lợi hoá thương mại quốc tế. GATF được đồng chủ trì bởi Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và Trung tâm Doanh nghiệp Tư nhân quốc tế (CIPE) phối hợp với đối tác triển khai là Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ). Liên minh được ra mắt tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 10 năm 2015 và được hỗ trợ bởi chính phủ các nước Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc và Đức nhằm cung cấp các trợ giúp kỹ thuật cần thiết để giúp đỡ chính phủ các nước đang phát triển và một số nước phát triển triển khai các cam kết của WTO TFA.

Tại Hội nghị “Các bước kế tiếp trong Tạo thuận lợi Thương mại tại Việt Nam”, dựa trên Quyết định số 1254/QĐ-TTg GATF đã trình bày dự án này với các cơ quan Chính phủ nhưTổng cục Hải Quan, Cục Quản lý Thủ tục Hành Chính để giới thiệu về Bảo lãnh thông quanhàng hóa nhằm giúp rút ngắn đáng kể thời gian,chi phí và gia tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Dự kiến dự án này sẽ đưa ra trình trong kỳ họp Quốc Hội vào tháng 05/2019 trước khi tiến hành thí điểm tại một vài địa phương.

 

 

Vào ngày 10/12/2018 tại khách sạn Sheraton, TPHCM đã diễn ra buổi hội thảo Giới thiệu Đề án thí điểm thực hiện cơ chế bảo lãnh Thông quan tại Việt Nam. Cùng tham dự với các chuyên gia hàng đầu của GATF có ông Đặng Vũ Thành-Phó Chủ tịch kiêm trưởng ban Hải quan Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) đã phát biểu khai mạc chương trình cùng rất nhiều Hội viên VLA là các Đại lý Hải quan quan tâm và tham gia hội thảo. 

 

 

Bảo lãnh thông quan là một hình thức cam kết bảo lãnh về mặt tài chính mà cơ quan hải quan yêu cầu đối với doanh nghiệp xuất khẩu nhập khẩu khi chưa hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định, nhưng mong muốn được giải phóng hàng hóa nhanh. Trên thực tế,khi áp dụng hình thức này thì Côngtybảohiểmchịutráchnhiệmvớicơquanhảiquan tối đa bằng số tiền bảo lãnh nêu trong bảo lãnh. Về phía cơ quan nhà nước đây là công cụ giúp cho hải quan bảo đảm khoản thu cho ngân sách liên quan đến các thu thuế xuất nhập khẩu, phí và các khoản thu khác theo quy định pháp luật đối với hàng hóa xuất nhậpkhẩu. Về phía doanh nghiệp thì là công cụ bảo đảm tính tuân thủ trong việc thực hiện các quy định pháp luật chuyên ngành.

 

 

Có 02 hình thức bảo lãnh bao gồm:Bảo lãnh giao dịch một lần thường có số tiền bảo lãnh bằng tổng giá trị lô hàng + thuế, phí các loại. Bảo lãnh giao dịch liên tục có số tiền bảo lãnh thường bằng 10% tổng số thuế, phí các loại mà doanh nghiệp nhập khẩu đã thanh toán trong vòng 12 tháng và có hiệu lực cho đến khi bị hủy bởi nhà nhập khẩu hoặc công ty bảo lãnh.

 

Nguồn: vla

MFN
VLA
C5C
NAMSUNG
VINALINES
OOCL
HANJIN SHIPPING
PIL
CMA CGM
1
5
6
7
8
9
10
4
3
2