Theo báo cáo Logistics Việt Nam 2017, Logistics toàn cầu dự báo tăng trưởng trung bình 6,54% một năm giai đoạn 2017 - 2020, đạt 15,5 nghìn tỷ USD năm 2024, gần gấp đôi mức 8,2 nghìn tỷ USD năm 2016.
Dự báo, thị trường Logistics toàn cầu sẽ chứng kiến nhiều thay đổi đến từ những xu hướng như công nghệ, chuyển dịch kinh tế, thói quen tiêu dùng... đẩy cuộc cạnh tranh Logistics lên cao.
Tăng trưởng mạnh kéo theo nhiều xu hướng chuyển mình của ngành Logistics. |
Ngay từ rất sớm, các ông lớn Logistics trên thế giới đã chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh bằng cách trang bị những lợi thế cho riêng mình. Đáng chú ý hơn cả là sự đầu tư mạnh tay vào công nghệ thông tin. Máy móc dần thay thế con người, vận hành 24/24 và gần như chính xác tuyệt đối. Do đó yêu cầu về việc kiểm soát lượng hàng hóa khổng lồ từ một thị trường đang phình ra sẽ không còn là bài toán khó với các doanh nghiệp Logistics này.
Trong bối cảnh đó, thị trường Logistics trong nước gần như đang dậm chân tại chỗ với việc duy trì quy trình vận hành truyền thống.
Các doanh nghiệp Logistics trong nước đang đối mặt với lượng hàng hóa khổng lồ, yêu cầu khắt khe của khách hàng và cạnh tranh cao từ các ngoại binh Logistics. |
Theo nghiên cứu thực hiện bởi nhóm nghiên cứu trường Đại học Giao thông vận tải TP HCM, lợi ích của CNTT được các doanh nghiệp logistics nhìn nhận với nhiều tác động tích cực. Đó là cải thiện tình hình kiểm soát và lên kế hoạch dễ dàng hơn (70,1%); nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty (70,1%); giảm thiểu lỗi do con người gây ra (67%); giảm chi phí nhân lực trong quản lý (61,9%); cải thiện quan hệ khách hàng (60,8%) và giảm thiểu chi phí (57,7%). Tuy nhiên trong thực tế vận hành, có tới 70,8% doanh nghiệp Logistics chỉ dành dưới 3% ngân sách cho việc đầu tư và ứng dụng CNTT.
"Điều này phần nào cho thấy khoảng cách từ việc nhìn nhận đến thực tế ứng dụng còn rất xa. Trong khi đó, những ngoại binh Logistics lần lượt đổ bộ vào Việt Nam, đẩy doanh nghiệp Logistics trong nước gần như không còn lợi thế cạnh tranh. Ngay cả những doanh nghiệp gạo cội và tên tuổi trong làng Logistics trong nước cũng phải nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này", bà Nguyễn Thị Minh Thuần, Tổng giám đốc Vinafco nhận định.
Ứng dụng CNTT được chú trọng tại Vinafco trong bối cảnh cạnh tranh cao. |
Mặc dù đã được định hướng chiến lược, đầu tư ứng dụng CNTT từ rất sớm (năm 2009), đến thời điểm hiện tại, Vinafco vẫn không ngừng chạy đua với công nghệ, nhằm cải tiến, nâng cao hạ tầng CNTT - tối ưu hóa việc quản lý chuỗi cung ứng. Vinafco cũng cho biết, bên cạnh cam kết dịch vụ và nguồn nhân lực chuyên nghiệp, thì ứng dụng CNTT luôn là một trong những yếu tố tiên quyết khiến khách hàng lựa chọn Vinafco.
Trong thời gian tới, doanh nghiệp này sẽ tiếp đầu tư mạnh cả về phần cứng và phần mềm cho CNTT, nhằm tối ưu dịch vụ Logistics để có thể đứng vững giữa thị trường Logistics như hiện nay. "Đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử trở thành xu hướng và thị trường bán lẻ nở rộ, con người không thể đáp ứng lượng hàng hóa khổng lồ nếu không có sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ", bà Nguyễn Thị Minh Thuần cho biết thêm.
Với mạng lưới vận tải đường bộ, vận tải biển và kho bãi trải khắp cả nước, Công ty Cổ phần Vinafco có tầm nhìn trở thành một trong năm công ty hàng đầu về cung cấp dịch vụ logistics tích hợp và giải pháp chuỗi cung ứng tại thị trường Việt Nam, Lào, Campuchia đến năm 2025.
Thế Đan