Đầu tư cảng Liên Chiểu hay mở rộng cảng Tiên Sa?

Chiều 7/11, Đà Nẵng tổ chức Hội thảo phương án quy hoạch cảng biển trên địa bàn thành phố, hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến tranh luận trái chiều xoay quanh câu chuyện triển khai dự án Cảng Liên Chiểu hay mở rộng quy mô Cảng Tiên Sa hiện nay.

 

Về phía đơn vị tư vấn độc lập quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội TP Đà Nẵng - Surbana Jurong (Singapore) nghiêng về lựa chọn cảng Tiên Sa.

 

Đơn vị này tư vấn mở rộng vùng mặt nước từ cảng Tiên Sa hiện nay đến chân cầu Thuận Phước với chiều dài bờ biển gần 6 km, khu biệt các cầu cảng hàng hoá và cảng tàu du lịch biển.

 

Đơn vị này cho rằng, nếu làm cảng Liên Chiểu có thể ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan tự nhiên vịnh Đà Nẵng. Một khi môi trường cảnh quan tự nhiên bị phá hủy thì không thể lấy lại được.

 

Thêm vào đó, ngay phía bắc Đà Nẵng đã có cảng Chân Mây của tỉnh Thừa Thiên Huế rồi.

 

Còn mở rộng cảng Tiên Sa hiện nay thì cần giải phóng mặt bằng, và quy hoạch một vùng đệm để làm cảng phục vụ tàu du lịch biển, không ảnh hưởng đến hoạt động cảng hàng hoá.

 

Tuy nhiên, phía Jica (Nhật Bản) quan ngại nếu mở rộng cảng Tiên Sa thì giải phóng mặt bằng là một vấn đề rất lớn, trước hết là rất tốn thời gian.

 

Thêm vào đó vùng cảng Tiên Sa khá hẹp nên khi mở nhiều làn đường, theo đề xuất của nhà tư vấn là 15 làn đường, không tránh khỏi chật chội, áp lực giao thông đô thị. Việc nâng công suất cảng Tiên Sa cũng là một “bài toán khó”.

 

Ông Nguyễn Hữu Sia - nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cảng Đà Nẵng nói rằng Đà Nẵng muốn làm giàu thì nhắm tới Logistics, chắc chắn thu nhiều hơn nguồn thu từ du lịch bội phần.

 

Ông Sia cho rằng, đã nhắm Logistics thì phải triển khai dự án cảng Liên Chiểu ngay và luôn, để đến năm 2025, chuyển hàng hoá từ cảng Tiên Sa sang cảng Liên Chiểu, khi cảng hiện nay sắp chạm ngưỡng “quá tải” công suất của một cảng đã “già”.

 

Tiếp thu ý kiến từ hội thảo, ông Đặng Việt Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP kết luận Hội thảo chưa chốt phương án quy hoạch cảng Đà Nẵng.

 

Ông Dũng đề nghị đơn vị tư vấn chọn đề xuất phương án nào phải trình bày rõ ràng, chi tiết quan điểm tư vấn đưa ra dựa trên những cơ sở nào, và cần lưu ý thời gian không còn nhiều.

 

Sao chọn khó, bỏ dễ?

 

Từng trao đổi với Đất Việt về vấn đề này, TS Lê Minh Sơn - trưởng Bộ môn kiến trúc (ĐH Bách khoa Đà Nẵng) cho rằng, làm cảng Liên Chiểu là Đà Nẵng đang chọn khó, bỏ dễ.

 

Ông Sơn cho rằng, làm cảng Liên Chiểu sẽ gặp vấn đề về vốn, vị trí không phù hợp. Bên cạnh đó cũng phải xem lại đánh giá về lưu lượng tàu thuyền ra vào cảng cũng như lượng hàng hóa dự tính trong tương lai.

 

"Lựa chọn vị trí đặt cảng Tiên Sa là do khu vực này hội đủ các yếu tố thiên - thời - địa - lợi để phục vụ cho một cảng biển phát triển. Tuy nhiên, trái ngược với cảng Tiên Sa, khu vực lựa chọn xây dựng cảng Liên Chiểu lại không có được những điều kiện thuận lợi, phù hợp để xây dựng một cảng vận tải.

 

Cái khó nhất hiện nay chính là việc xây dựng đê chắn sóng. Các nhà đầu tư cũng ngại nhất công đoạn này do đổ vốn xây dựng hệ thống đê chắn sóng tiềm ẩn rủi ro rất cao.

 

"Vậy thì tại sao Đà Nẵng phải bỏ đi một cái dễ, lựa chọn cái khó hơn để làm?", TS Lê Minh Sơn đặt câu hỏi.

 

Nguồn: baodatviet.vn

MFN
VLA
C5C
NAMSUNG
VINALINES
OOCL
HANJIN SHIPPING
PIL
CMA CGM
1
5
6
7
8
9
10
4
3
2