Cơ hội & thách thức cho ngành Logistics Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập sâu

Logistics đóng góp quan trọng vào quá trình phân phối hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng và là cầu nối thương mại toàn cầu. Hoạt động logistics ngày nay không chỉ gắn liền với hoạt động kho vận, giao nhận vận tải, mà còn lên kế hoạch, sắp xếp dòng chảy nguyên, vật liệu từ nhà cung ứng đến nhà sản xuất, sau đó luân chuyển hàng hóa từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, tạo nên sự liên thông trong toàn xã hội theo những phương án tối ưu hóa, giảm chi phí luân chuyển và lưu kho.

        Bên cạnh đó, dịch vụ logistics còn là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng, xử lý hàng hư hỏng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Nếu logistics làm tốt sẽ đảm bảo dịch vụ tốt hơn, chi phí thấp hơn nhưng lại hiệu quả hơn cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

       Với quy mô 20-22 tỷ USD/năm, chiếm 20,9% GDP của cả nước, những năm gần đây, ngành dịch vụ logistics đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Theo Hiệp hội doanh nghiệp, cả nước hiện có khoảng 1.200 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, chủ yếu về dịch vụ giao nhận vận tải, kho bải, bốc dỡ, đại lý vận tải,… tập trung chủ yếu ở khu vực TP.HCM và Hà Nội, với số lượng lao động lên đến khoảng 1,5 triệu, trong đó TP.HCM chiếm khoảng 40%. Đây là con số rất lớn nhưng trên thực tế ngoại trừ các doanh nghiệp Nhà nước đang được cổ phần hóa, hầu hết các doanh nghiệp này có quy mô vừa và nhỏ, vốn điều lệ bình quân từ 4-6 tỷ đồng, nguồn nhân lực chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu của ngành, tỷ lệ nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về logistics còn chiếm khá thấp, chỉ từ 5-7%. Do nguồn nhân lực logistics đang thiếu trầm trọng cũng như nhận thức của doanh nghiệp về vai trò logistics ngày càng cao nên những người được đào tạo và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này luôn là “điểm ngắm” của các doanh nghiệp.

Khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM về chất lượng nhân lực logistics cho thấy, 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với chuyên môn của nhân viên. Thông tin từ Viện Nghiên cứu & Phát triển logistics Việt Nam cho biết, trong 3 năm tới, trung bình các doanh nghiệp dịch vụ logistics cần thêm 18.000 lao động, các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ cần trên 1 triệu nhân sự có chuyên môn về logistics, hiện hàng ngàn doanh nghiệp đang rất lúng túng khi tìm kiếm lao động làm trong lĩnh vực này. Điều này cho thấy nguồn nhân lực logistics có chất lượng quá thấp. Trước thực trạng khan hiếm, việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành trở nên cấp thiết. Trước thực trạng này, năm 2011, chính phủ đã ban hành Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27/1/2011 phê duyệt chiến lược phát triển tổng thể khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 và đã nêu rõ coi logistics là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất, hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa. Điều này cho thấy, việc phát triển ngành logistics và nguồn nhân lực logistics đã trở thành chương trình cấp quốc gia.

       Sau 7 năm Việt Nam gia nhập WTO, thị trường dịch vụ logistics Việt Nam có sự chuyển biến tích cực với số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành phát triển nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao. Nếu nhìn vào tốc độ phát triển thương mại nước ta, cũng là mục tiêu phát triển của ngành dịch vụ logistics, sẽ thấy kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng lên 1,86 lần, thị trường bán lẻ trong nước tăng bình quân 20-25%/năm và kết quả, ngành dịch vụ logistics cũng tăng tương ứng 20-25%/năm. Tuy nhiên, theo thống kê cho thấy các công ty logistics Việt Nam mới chỉ hoạt động trong phạm vi nội địa hay một vài nước trong khu vực, và chủ yếu làm đại lý hoặc đảm nhận từng công đoạn cho các doanh nghiệp logistics quốc tế. Trong khi đó, các công ty nước ngoài (khoảng 25 công ty đa quốc gia, chiếm tới 70-80% thị phần cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam) với phạm vi hoạt động gần 100 quốc gia khác nhau. Đây là một trong những cản trở cho các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Bởi lẽ, trong xu thế toàn cầu hóa, chủ hàng thường có xu hướng thuê ngoài từ rất nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. mặc dù có thể tính đến vai trò của các đại lý mà các công ty Việt Nam thiết lập ở các quốc gia khác, nhưng quan hệ này thường khá lỏng lẻo và không đồng nhất.

       Đây chính là những nguyên nhân cơ bản làm cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam thấp thua xa so với các doanh nghiệp nước ngoài hiện nay là điều dễ hiểu và các doanh nghiệp Việt Nam chủ  yếu vẫn đóng vai trò là “vệ tinh” cho các công ty logistics nước ngoài, chỉ đảm nhận một số dịch vụ đơn lẻ trong hoạt động logistics như làm thủ tục hải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi… Trong bối cảnh khi mà hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng phát triển, thương mại nội địa ngày càng mở rộng, nhu cầu dịch vụ logistics càng gia tăng thì đây là vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm, khắc phục để hạn chế thua thiệt ngay trên “sân nhà” đối với lĩnh vực được coi là ngành dịch vụ “cơ sở hạ tầng” của nền kinh tế, không chỉ đem lại nguồn lợi to lớn đối với đất nước mà còn có vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế hiện nay.

       Theo cam kết, Việt Nam thực hiện tự do hóa dịch vụ logistics trong WTO và Hội nhập Asean về logistics theo lộ trình 4 bước đến năm 2014 bao gồm:

(1) Tự do hóa thương mại, dỡ bỏ rào cản thuế quan;

(2) Tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics;

(3) Nâng cao năng lực quản lý logistics;

(4) Phát triển nguồn nhân lực.

       Theo đúng lộ trình cam kết WTO, Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho ngành dịch vụ logistics từ ngày 11/1/2014, các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài sẽ được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài để cung ứng các dịch vụ kho bãi và dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa. Bối cảnh này đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành logistics ở Việt Nam. Trước hết là cơ hội để phát triển logistics của Việt Nam là tiếp cận được thị trường logistics rộng lớn hơn với những ưu đãi thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ; phát huy lợi thế địa lý - chính trị trong phát triển cơ sở hạ tầng logistics như phát triển cảng nước sâu, sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên Á, các trung tâm logistics; Hội nhập logistics tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển quan hệ đối tác, thị trường xuất khẩu được mở rộng, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng...

Bên cạnh đó, trên con đường thực hiện mục tiêu hội nhập ngành logistics, Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức như: Cơ sở hạ tầng cho hoạt động logistics nghèo nàn và thiếu đồng bộ, hạn chế, dẫn đến chi phí logistics của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với các nước; Doanh nghiệp logistics quy mô nhỏ, hoạt động manh mún và thiếu tính chuyên nghiệp, song tính hợp tác và liên kết để tạo ra sức cạnh tranh lại còn rất yếu nên làm cho khả năng cạnh tranh thấp, và đây là tiền lệ xấu tạo cho các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường ngành logistics non trẻ của Việt Nam; thiếu hụt nguồn nhân lực logistics được đào tạo bài bản và có trình độ quản lý logistics; môi trường pháp lý còn nhiều bất cập, sự khác biệt về hệ thống luật pháp, thông quan hàng hoá và các thủ tục hành chính là những thách thức đối với nước ta trong hội nhập về logistics.

Nếu nhìn vào bức tranh chung của ngành logistics Việt Nam thì các doanh nghiệp nước ngoài đang ở thế trên. Tuy nhiên, vẫn có một số lợi thế về doanh nghiệp nội địa, đó là: Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam sở hữu phần lớn kho bãi, khiến doanh nghiệp nước ngoài phải thuê lại hoặc liên kết, liên doanh để phục vụ dịch vụ logistics; Thứ hai, các doanh nghiệp trong nước hiểu được thị trường, tâm lý khách hàng, địa lý, thời tiết, văn hóa của người bản địa hơn doanh nghiệp nước ngoài; Thứ ba, về nhân sự, lao động Việt Nam thông minh, nhanh nhạy nên dễ dàng nắm bắt các quy trình, công nghệ tiên tiến của nước ngoài.

       Trong tình hình hiện nay, để hóa giải vấn đề này, trước hết thuộc về các doanh nghiệp logistics của Việt Nam, cần phải có quan điểm logistics ngay từ chính các doanh nghiệp, các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần phải làm ăn theo đúng quy tắc của thị trường, phải liên kết hoạt động, hợp tác, thiết lập mối quan hệ kinh tế cùng có lợi, mỗi doanh nghiệp cần tập trung thế mạnh của mình và sẽ thuê ngoài những dịch vụ không phải thế mạnh của mình. Sự liên kết, phối hợp hỗ trợ nhau là điều rất cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam.

       Bên cạnh những kết quả và thành tựu mà ngành logistics Việt Nam đạt được trong thời gian qua, ngành cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức:

       Nhiều cơ quan chức năng, các nhà quản lý, cũng như các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của ngành. Nhìn chung, khi nói đến đối tượng sử dụng dịch vụ logistics (các công ty thương mại, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp chế biến sản xuất), các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp chưa đánh giá hết được tầm quan trọng của việc quản trị logistics và chuỗi cung ứng, đặc biệt là các công đoạn còn lại từ cảng trong nước đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
       Khuôn khổ pháp luật điều chỉnh các hoạt động logistics hiện nay đã không còn phù hợp, thiếu cập nhật các định chế cần thiết trong lĩnh vực logistics quốc tế. Vì vậy, thị trường dịch vụ logistics vẫn còn thiếu tính minh bạch, cạnh tranh chưa lành mạnh, chưa tạo điều kiện phát triển bền vững cho ngành.
       Cơ sở vật chất hạ tầng còn chậm phát triển cũng là một hạn chế lớn đối với sự phát triển của logistics.
       Hoạt động của chính các doanh nghiệp logistics còn nhiều hạn chế, cả về quy mô hoạt động, vốn, nguồn nhân lực…
    Thiếu sự kết nối giữa doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp logistics.

       Để phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành logistics Việt Nam hiện nay, cần phải có sự chuyển biến đồng bộ và sự nỗ lực từ nhiều phía, cần thực hiện các giải pháp sau:

       Cần có chiến lược phát triển cũng như các chính sách hỗ trợ cho ngành logistics.
       Hoàn thiện khung pháp lý logistics minh bạch, phù hợp xu thế phát triển hiện nay, tạo thuận lợi thương mại và thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam. Bên cạnh đó, cần cải cách thủ tục hải quan, thực hiện một cửa quốc gia, điện tử hóa khai hài quan, ứng dụng thương mại điện tử, cải cách thủ tục hành chính… nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics cắt giảm chi phí, nâng cao lợi thế cạnh tranh.
       Bên cạnh đó, cần thành lập Ủy ban Quốc gia về logistics, là cơ quan chịu trách nhiệm làm đầu mối thực thi các chương trình, mục tiêu chung của ngành, tham gia tư vấn  quy hoạch và chiến lược tổng thể phát triển logistics của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
       Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng đồng bộ, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng lớn của ngành logistics. Theo đó, cần sớm hoàn thiện cảng, cảng thông quan nội địa, đường bộ, kho bãi, trang thiết bị và các định chế có liên quan.
       Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam với vai trò chủ chốt cần kết nối các doanh nghiệp trong ngành, tạo ra các doanh nghiệp đầu đàn, hợp tác chia sẻ các lợi thế nhằm giảm chi phí logistics, tạo ra sân chơi lành mạnh và mang tính cạnh tranh cao trong ngành logistics… nhằm gắn kết doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics.
       Chủ động và tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu tư công nghệ thông tin, phương tiện, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp phù hợp theo các chuẩn mực quốc gia, khu vực và quốc tế để đáp ứng cho ngành logistics.
       Phát triển dịch vụ logistics theo hướng 3PL (dịch vụ trọn gói, tích hợp); thêm nhiều giá trị gia tăng phục vụ khách hàng.
       Cần có giải pháp linh hoạt, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Tận dụng lợi thế địa phương khi hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài.
       Tiếp cận khách hàng theo hướng giảm thiểu rủi ro và phục vụ toàn chuỗi cung ứng.
       Cuối cùng, các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cần chủ động làm việc với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, tư vấn và thuyết phục các doanh nghiệp này nhận thức được các lợi ích trong việc thay đổi tập quán mua, bán truyền thống để sử dụng các phương thức hiện thời (Incoterm 2010).

       Thời gian gần đây, thị trường dịch vụ đang được nhà nước quan tâm chú trọng phát triển, trong đó đáng chú ý là thị trường dịch vụ logistics. Tuy còn nhiều bất cập về thể chế, quản lý, đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành logistics, nhưng có thể nhìn thấy sự chuẩn bị của Chính phủ, các bộ ngành liên quan đã tạo được diện mạo mới cho ngành logistics Việt Nam. Chính phủ đã ban hành các quy định, chính sách tạo điều kiện thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp logistics trong nước hoạt động và phát triển ngành nghề như Nghị định 140/2007/NĐ-CP chi tiết Luật Thương mại 2005 về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics; Nghị định 115/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển; Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức… Kể từ năm 2009, hàng năm Chính phủ đều ban hành hàng loạt các quyết định về quy hoạch giao thông vận tải, cảng biển, đường sắt, đường thuỷ và hàng không… đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Gần đây, Chính phủ liên tục đề cập việc đẩy nhanh xã hội hoá dịch vụ logistics, đầu tư kho hàng tại cảng biển lớn, các địa điểm thông quan, quy hoạch hệ thống logistics trên cả nước, nâng cao thị phần vận chuyển hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam

       Năm 2011, QĐ 175/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 đã được ban hành trong đó lần đầu tiên Việt Nam có chiến lược dịch vụ logistics. Hàng năm các bộ ngành ban hành nhiều văn bản nhằm hướng dẫn, điều chỉnh, giảm bớt các thủ tục phiền hà, thúc đẩy các hoạt động ngành logistics và dịch vụ logistics. Gần đây có NĐ 87/2012/NĐ-CP về thủ tục hải quan điện tử với nhiều cải cách trong thủ tục hải quan. Cũng trong năm 2012, Thủ tướng có QĐ số 950/QĐ/TTg về chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2011-2020, định hướng đến 2030 trong đó đề cập đẩy nhanh xã hội hóa dịch vụ logistics, đầu tư kho bãi tại cảng biển lớn, các địạ điểm thông quan, quy hoạch hệ thống logistics trên cả nước, nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Luật Hải quan cũng đang trong quá trình sửa đổi theo hướng tạo thuận lợi thương mại và logistics cũng như phù hợp thông lệ quốc tế và khu vực.

 
MFN
VLA
C5C
NAMSUNG
VINALINES
OOCL
HANJIN SHIPPING
PIL
CMA CGM
1
5
6
7
8
9
10
4
3
2