Chính sách thuế nhập khẩu và sự thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu đang làm đau đầu các chủ hàng

Trong 18 tháng trở lại đây, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ gia tăng ổn định, do lo ngại chính sách thuế nhập khẩu mới sẽ khiến chi phí nhập khẩu tăng vọt và làm gián đoạn nguồn cung hàng hóa vào Hoa Kỳ, cho thấy phần lớn các chủ hàng rất lo lắng về những thay đổi sắp tới. Đối tác cung cấp dịch vụ logistics cho họ cũng không nằm ngoài cơn địa chấn ấy.

Trước những diễn biến căng thẳng hơn trong cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, các chủ hàng cuối cùng cũng phải chấp nhận chuỗi cung ứng toàn cầu, logistics và vận chuyển hàng hóa sẽ có những thay đổi lớn, kết quả của các mức thuế mà Hoa Kỳ dự định đặt vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Hoa Kỳ và ngược lại. 

Chính phủ Mỹ cho biết họ đang tiến lên với mức thuế 25% áp cho 50 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, cũng như tập trung vào: bảo vệ tài sản trong nước và sở hữu trí tuệ; ngừng chuyển giao phi kinh tế công nghệ và sở hữu trí tuệ công nghiệp quan trọng sang Trung Quốc; và tăng cường tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Theo Walter Kemmsies, Giám đốc Điều hành, Nhà kinh tế và chiến lược gia trưởng của JLL’s U.S. Ports, Airports and Global Infrastructure Group, cạnh tranh thương mại trên toàn cầu tất yếu dẫn đến những thay đổi trên thị trường logistics, khi dòng thương mại và các tương quan chi phí- lợi ích thay đổi.
Và để các chủ hàng trên toàn cầu có thể dự báo tác động của cái gọi là “cơn bão thuế”,  việc rà soát lại các dòng hàng, chi phí dọc chuỗi cung ứng và thiệt hại từ vận chuyển một chiều, thay vì vận chuyển hai chiều.  Điều đó đòi hỏi phải xem xét thiết lập các hoạt động sản xuất và phân phối ở những nơi như Việt Nam và Ấn Độ, cũng như các thị trường tại châu Phi.
"Nếu bạn hoạt động như một công ty toàn cầu, bạn cần phải đưa ra quyết định của bạn theo cách đó," ông lưu ý. “Khi bạn xem qua một số sản phẩm nhất định, bạn có thể thấy một số chuỗi cung ứng thực sự như thế nào nếu chúng không được quản lý".  Việc đa dạng hóa thị trường trên toàn cầu là rất cần thiết, nhưng nó đồng nghĩa với việc phải chấp nhận nhiều rủi ro cả về công nghệ nguồn và thị trường tiêu thụ hàng hóa .
Hơn nữa, ngay cả khi những mức thuế này dẫn đến một cuộc chiến tranh thương mại, Kemmsies cho biết không có lợi ích gì cho các chủ hàng tập trung vào một quốc gia, mặc dù Trung Quốc có năng lực và nhân lực để đáp ứng nhu cầu của nhiều người chủ hàng. Nhưng đối với các sản phẩm và thiết kế có thể thay đổi nhanh chóng, Trung Quốc không phải là lựa chọn tối ưu, vì họ trước nay dựa trên lợi thế quy mô lớn hơn.
Trong khi Kemmsies nhấn mạnh các chủ hàng nhìn xa hơn Trung Quốc, Ben Hackett, người sáng lập công ty tư vấn vận tải biển Hackett Associates, đã đưa ra trường hợp việc thực hiện thuế quan sẽ dẫn đến sự trả đũa từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ, khiến các dòng hàng trên thế giới càng bị đảo lộn.
Một số chủ hàng đã xây dựng các kịch bản mới, tìm kiếm các thị trường và các vendors phù hợp. Ở phía các nhà cung cấp dịch vụ logistics, họ cũng không thể đứng ngoài sự dịch chuyển này. Tuy nhiên, sự ưu việt của các công nghệ hiện đại trong logistics được kỳ vọng sẽ giảm bớt các tổn thất do các thay đổi về không gian và các mắt xích trong chuỗi cung ứng khi cần thiết. 

MFN
VLA
C5C
NAMSUNG
VINALINES
OOCL
HANJIN SHIPPING
PIL
CMA CGM
1
5
6
7
8
9
10
4
3
2