Logistics sẽ quyết định cuộc chơi EVFTA

Trong khi nhiều hiệp hội ngành hàng đã có quỹ thời gian hàng năm để chuẩn bị cho Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) thì nhiều doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực logistics (dịch vụ vận chuyển, hậu cần) đang bị động khi Hiệp định này sắp có hiệu lực…

 

Nửa đầu 2020, EVFTA có hiệu lực?

 

Theo Bộ Công Thương, quan hệ thương mại Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EU) đã phát triển rất nhanh chóng và hiệu quả khi giai đoạn 2000 - 2018 kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng hơn 13,6 lần. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tình hình thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đã và đang có xu hướng giảm.

 

Cụ thể, tính đến tháng 11/2019, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá vào thị trường EU đã giảm 1,26% so với cùng kỳ năm 2018. Thống kê kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu chính vào thị trường EU cũng cho thấy sự sụt giảm. Trong đó điện thoại và linh kiện giảm 16%, cà phê giảm 16,4%, thuỷ hải sản gần 13%. Dự kiến, trong năm 2019, xuất khẩu vào EU đạt khoảng 41,8 tỷ USD, giảm 3,6% so với năm 2018.

 

Ông Vũ Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Thị trường Âu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, một trong những nguyên nhân khiến cho kim ngạch sụt giảm là do xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đã qua giai đoạn phát triển nóng.

 

Các mặt hàng nông sản như cà phê, hạt tiêu, hạt điều… chủ yếu là xuất khẩu thô bị tác động mạnh từ giá cả thế giới giảm mạnh do nguồn cung tăng. Nhóm hàng thủy sản cũng gặp khó khăn khi Việt Nam đang chịu tác động của việc bị EU rút thẻ vàng do chưa tuân thủ các quy định của Ủy ban Châu Âu.

 

Ngoài ra, việc sụt giảm kim ngạch mặt hàng máy tính, linh kiện điện tử cũng tác động đến kết quả xuất khẩu sang châu Âu. Việc sụt giảm này được lý giải là do phụ thuộc vào DN đầu tư nước ngoài, trong đó điển hình là việc Samsung kết thúc đợt đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm Galaxy Note 10 và mặt hàng máy tính bảng sang EU nên giá trị xuất khẩu mặt hàng này cũng bị giảm theo.

 

Một nguyên nhân khác nữa cũng được nhắc đến là có thể xuất hiện hiện tượng chững lại trước khi EVFTA có hiệu lực. Các DN có thể muốn “găm” hàng để hưởng lợi từ các cam kết trong EVFTA? Bởi theo một số nguồn tin, nhiều khả năng, EVFTA sẽ có hiệu lực trong nửa đầu năm 2020. Trong khi Việt Nam cũng đang có các biện pháp nhằm thúc đẩy thực thi EVFTA sớm hơn.

 

Chi phí logistics Việt Nam còn cao

 

Trong khi nhiều hiệp hội ngành hàng hưởng lợi từ các cam kết trong EVFTA như dệt may, da giày, nông thủy sản… đã có quỹ thời chuẩn bị hàng năm cho vấn đề chất lượng, mẫu mã, an toàn thực phẩm… để có thể đạt được những tiêu chuẩn khắt khe của EU, thì một vấn đề khá quan trọng, tác động mạnh đến giá trị kim ngạch xuất khẩu sang châu Âu, chính là logistics lại chưa được quan tâm đúng mức.

 

Vụ trưởng Linh cho biết, với EVFTA, dự kiến kim ngạch xuất khẩu sang các nước EU sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, tác động tích cực đến triển vọng thị trường và phát triển của ngành logistics Việt Nam. Cơ hội rộng mở của giao dịch thương mại song phương giữa EU và Việt Nam có thể làm tăng nhu cầu vận chuyển không chỉ giữa EU và Việt Nam mà còn với cả EU và Đông Nam Á. keo dán gạch đà nẵng

 

Đặc biệt, sau EVFTA, nhu cầu nâng cao chất lượng, điều kiện của kho bãi và công tác vận chuyển cũng sẽ được đặt ra, nhất là trong bối cảnh ngành logistics Việt Nam và châu Âu còn rất nhiều khoảng cách.

 

Theo điều tra năm 2018 của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đứng thứ 39/160 quốc gia tham gia về chỉ số năng lực logistics, đứng thứ 4 trong ASEAN (sau Singapore, Malaysia, Thái Lan). Từ năm 2017, Việt Nam cũng đã xác định mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics của khu vực vào năm 2025. Chính sách này đã và đang được dần hiện thực hóa với rất nhiều nỗ lực như thu hút đầu tư nước ngoài, cải cách thủ tục hải quan và hợp tác với các đối tác nước ngoài trong các dự án cơ sở hạ tầng.

 

Tuy nhiên, đại diện nhiều DN logistics cho rằng, họ rất bị động trong kế hoạch phát triển bởi họ không nắm được quy hoạch cụ thể, ngoài ra còn chưa kể chi phí vận chuyển trong tổng cấu thành chi phí logistics khá cao.

 

Ông Nguyễn Tuấn Vinh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty RATRACO cho biết nguyên nhân khiến cho chi phí vận chuyển cao là do kết nối hạ tầng yếu, kết nối phương tiện kém, vận tải đa phương thức cũng chưa phát triển, nhận thức của DN Việt Nam về các vấn đề liên quan đến logistics còn thấp…

 

Theo doanh nhân này, nếu có thể khắc phục được những hạn chế trên, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng và tăng tính kết nối của phương tiện thì sẽ giảm chi phí vận tải, nâng cao được chất lượng dịch vụ logistics. Chỉ khi giảm được chi phí logistics thì mới có thể tận dụng tối đa các cam kết có lợi cho Việt Nam trong EVFTA, mới tăng được sức mạnh cho hàng hóa xuất khẩu.

 

Ngoài ra, hiện nay ở nhiều nước, Chính phủ rất tích cực trong việc hỗ trợ phát triển cho logistics như “chấp nhận chạy xe không sang các nước để đón hàng về” nên Việt Nam cũng cần có nhiều chính sách cụ thể hơn để giúp DN logistics nội có thể đứng vững được trước sức mạnh cạnh tranh cực lớn từ các DN logistics ở EU khi EVFTA chính thức có hiệu lực.

 

Nguồn: vlr.vn

MFN
VLA
C5C
NAMSUNG
VINALINES
OOCL
HANJIN SHIPPING
PIL
CMA CGM
1
5
6
7
8
9
10
4
3
2