Logistics 2018 bước phát triển thống nhất

Năm 2017 được đánh giá là năm cải thiện mạnh mẽ của Chính phủ và các bộ, ban, ngành đối với ngành logistics, trong đó có sự điều chỉnh tích cực về thủ tục hành chính đối với ngành logistics và xuất nhập khẩu. Điều này đã tạo tiền đề cho sự phát triển đột phá trong năm 2018.

Cải cách thủ tục hành chính – tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Năm 2017, ngành hải quan có chính sách mới, giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính về hải quan, áp dụng công nghệ thông tin và đổi mới phương thức quản lý để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Tổng cục Hải quan đang triển khai thực hiện đề án Nộp thuế điện tử qua ngân hàng phối hợp thu và thông quan 24/7, ký kết thỏa thuận phối hợp thu với 36 ngân hàng thương mại, thực hiện thu thuế XNK qua Cổng thanh toán điện tử. Như vậy, quy trình thủ tục đơn giản, người nộp thuế chỉ cần kê khai thông tin tối thiểu khi nộp thuế và thông tin sẽ được chuyển sang hệ thống VNACCS để thông quan hàng hóa, giảm thời gian, chi phí phát sinh cho doanh nghiệp.
Đối với việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát hàng hóa tại cảng biển và sử dụng chữ ký số khi khai báo thông tin thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh. Hệ thống giám sát hàng hóa tại cảng biển đã tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan hải quan và các cơ quan liên quan. Đây sẽ tiền đề cho việc triển khai mở rộng tại các cảng biển trong cả nước.
Bộ Công Thương cho biết, trong thời gian tới sẽ phát triển theo những định hướng lớn tiếp tục bãi bỏ và đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh. Đối với lĩnh vực thông quan hàng hóa đường hàng không: Ngày 13.10.2017, Bộ Tài chính đã ký Quyết định 2061/QĐ-BTC về việc áp dụng thí điểm quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Đối với lĩnh vực cảng cạn có Quyết định 2072 của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ngày 22.12.2017, ban hành phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Mục đích là từng bước hình thành và phát triển hệ thống cảng cạn nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, tăng năng lực thông qua hàng hóa của các cảng biển; kết nối với các phương thức vận tải đường thủy, vận tải đường sắt nhằm phát triển vận tải đa phương thức góp phần tái cơ cấu vận tải theo hướng hợp lý hóa, giảm thời gian, chi phí vận tải.
Đột phá logistics 2018
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), thì Chỉ số hoạt động logistics (LPI) của Việt Nam được xếp thứ 64/160 nền kinh tế được xếp hạng (từ hạng 48 - giảm 16 bậc), 5/6 điểm thành phần đều giảm, đứng thứ tư trong khu vực ASEAN (sau Singapore, Thái Lan và Malaysia). Tuy nhiên, nhận diện được sự phát triển của ngành logistics thế giới, Chính phủ đã quan tâm, và có những chính sách phát triển trong năm 2017, tạo tiền đề để logistics năm 2018 phát triển đột phá.
Thương mại điện tử và ngành công nghiệp tự động hóa đang là những yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển của ngành logistics Việt Nam trong năm 2018. Theo số liệu từ Armstrong and Associates năm 2017, dự kiến đến năm 2020, thương mại điện tử sẽ chiếm khoảng 7,2%-7,5% tổng doanh thu logistics thế giới.
Theo xu hướng và sự phát triển của ngành logistics thế giới, các chuyên gia cũng dự đoán rằng, ngành logistics sẽ chuyển dịch trọng tâm về các thị trường đang phát triển tại châu Á. Vì vậy, đây cũng là một động lực tạo cơ hội để ngành logistics Việt Nam đón đầu sự phát triển trong năm 2018 và tương lai.
Logistics với bước  phát triển thống nhất
Hiện nay, chi phí logistics Việt Nam còn ở mức cao, năm 2016 tổng chi phí logistics là 41,26 tỷ USD, tương đương 20,8% GDP, đóng góp GDP chỉ khoảng 2%-3%. Đứng trước nhu cầu cấp thiết của sự phát triển trong nền kinh tế quốc tế, năm 2017 ngành logistics Việt Nam có những bước đột phá, và được Chính phủ quan tâm, có những chính sách phát triển ngành này. 
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 200/ QĐ-TTg (14/2/2017) phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Kế hoạch này với quy mô gồm 60 nhiệm vụ được phân bổ vào sáu nhóm, với sự tham gia thực hiện của các bộ ngành, hiệp hội liên quan, UBND các tỉnh, thành phố, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Trong đó đề ra nhiệm vụ 51 là nghiên cứu thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về logistics. Đây là quyết định có tầm quan trọng đến sự phát triển thống nhất của ngành logistics, hướng đến ngành logistics mang tầm quốc tế, báo hiệu một năm đột phá mới của ngành logistics.

MFN
VLA
C5C
NAMSUNG
VINALINES
OOCL
HANJIN SHIPPING
PIL
CMA CGM
1
5
6
7
8
9
10
4
3
2